Xu hướng FDI hiện nay trên thế giớ

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 93)

c. Ngành Nông Lâm Thủy sản:

3.1.1. Xu hướng FDI hiện nay trên thế giớ

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại thế giới, FDI của thế giới trong những năm gần đây cũng có nhiều biến động. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn FDI nhằm tối đa hóa lợi nhuận của vốn đầu tư thông qua dây chuyển sản xuất, kinh doanh đến địa điểm có lợi nhất về chi phí và tiêu thụ, trở thành một hình thái quan trọng trong hoạt động đầu tư quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng tăng lên trong quá trình phân bổ và di chuyển các dòng vốn FDI trên thế giới. Sự phân bổ dòng vốn FDI không đều, phần lớn tập trung ở các nước công nghiệp phát triển, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy có chiều hướng tăng lên nhưng tỷ trọng vẫn còn rất nhỏ bé. Tính cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càng cao. Quá trình luân chuyển FDI giữa các đối tác tham gia quá trình luân chuyển này vừa có tính quốc tế hóa, vừa có tính cục bộ hóa. Hầu hết các nước đều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu tư.

Về xu hướng ngắn hạn gần đây, có thể thấy rõ, năm 2010 là năm thứ hai liên tiếp FDI thế giới tăng trưởng, và đó là một hiện tượng mang tính toàn cầu. Theo báo cáo của UNCTAD, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn thế giới năm 2010 tăng 0,07%, đạt 1.120 tỷ USD (so với cùng kỳ năm 2009) và có sự tăng trưởng trở lại vào các năm tiếp theo (dự kiến đạt 1.300 - 1.400 tỉ USD năm 2011 và từ 1.600 - 2.000 tỉ USD vào năm 2012). Tuy vậy, mức này vẫn thấp hơn 25% so với trước khủng hoảng, từ năm 2005 đến 2007. Như vậy, FDI trên toàn thế giới đã có sự tăng trưởng trở lại sau sự khủng hoảng từ cuối 2008, nhưng còn còn rất thận trọng vì cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa kết thúc và những rủi ro tại các thị trường như châu Âu, Mỹ với tình trạng nợ công vẫn còn tiềm ẩn. Dòng vào FDI tăng trưởng ở hầu hết các khu vực, trong đó một số khu có sự tăng trưởng chưa từng có trước đây và ở 126 trong số 200 nền kinh tế được kiểm soát bởi UNCTAD. Tuy nhiên, xu thế đầu tư trực tiếp đang nhường chỗ cho hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Tỉ trọng M&A tăng đều các

năm và phục hồi nhanh hơn hoạt động đầu tư trực tiếp. Xu thế M&A xuất hiện nhiều hơn ở các nước đang phát triển chứ không dừng lại ở các nước phát triển như trước. Lí do là các nền kinh tế mới nổi đã có những doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng hết sức sôi động và giá trị kinh tế tăng gấp nhiều lần. Danh sách 10 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập Saudi...; 10 quốc gia đầu tư lớn nhất cũng có tên Mỹ, Nga, Trung Quốc... Những quốc gia trong quá trình chuyển đổi này đã tạo những thay đổi lớn trong cán cân, xu thế đầu tư FDI trên toàn thế giới. Và Đông Nam Á, Nam Âu, Đông Âu, Mỹ La Tinh cũng đang là những khu vực trỗi dậy mạnh mẽ. Theo UNCTAD, các nước này đã thu hút 50% FDI và đầu tư 25% FDI toàn cầu năm 2009. Xu hướng FDI thế giới cũng cho thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều các nền kinh tế có FDI lớn, vốn trước đây là các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi [27].

Năm 2010, FDI tiếp tục mở rộng nhanh chóng. Các nước phát triển vẫn là những nước đầu tư, đồng thời là nước tiếp nhận FDI nhiều nhất. Các nước này tiếp nhận khoảng 360 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2009; trong khi đó, các nước đang phát triển, FDI gia tăng ở mức kỷ lục, đạt 334 tỷ USD. Xét về tỷ lệ phần trăm, các nước phát triển chiếm 59% tổng dòng FDI của thế giới. Các nước đang phát triển chiếm 36%, và các nước khu vực Đông - Nam Châu Âu và các quốc gia thuộc khối thịnh vượng chung (CIS) chiếm khoảng 4% [27].

Một xu hướng đáng lưu ý nữa là sự gia tăng đầu tư FDI của các công ty xuyên quốc gia. Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia cấu trúc dạng tập đoàn ở các nền kinh tế đang phát triển ngày càng gia tăng đáng kể. Các tập đoàn này bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước ngoài. Công ty con là các công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài. Có các loại công ty con dưới đây:

* Phụ thuộc (subsidiary): chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty. Họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty.

* Liên kết (associate): chủ đầu tư sở hữu 10%-50% công ty, tỷ lệ này chưa đủ để có quyền hạn như trường hợp công ty phụ thuộc [2, tr.54].

Các nước công nghiệp phát triển OECD vẫn là các nước có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của FDI ở các nước. Đã từ lâu, bộ ba kinh tế EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những nhà đầu tư ra nước ngoài và là nơi tiếp nhận vốn FDI lớn nhất thế giới.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)