c. Ngành Nông Lâm Thủy sản:
3.2.1.1. Quan điểm thu hút FD
Trên cơ sở quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thu hút FDI, Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà lần thứ XVI đề ra: Với yêu cầu phát triển của 10 năm đầu thế kỷ XXI và tầm nhìn 2020, Khánh Hoà sẽ phát triển thành một trong những đô thị lớn của cả nước với quy mô dân số khoảng 1,2 triệu người; không gian đô thị ngày càng mở rộng. Khánh Hoà sẽ phát huy vai trò là đô thị trung tâm của miền Trung, đầu mối giao thông quan trọng và cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và hành lang Đông - Tây; cùng với đặc Khu kinh tế Vân Phong, đóng vai trò động lực phát triển khu kinh tế trọng điểm miền Trung; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh của khu vực và cả nước. Trong cơ cấu kinh tế của
Khánh Hoà vào năm 2020, ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng trên 50% GDP. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 phấn đấu đạt mức 5000 USD/người. Khánh Hoà phấn đấu để trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025 [25, tr.23].
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện chủ trương đã nêu trên, thu hút nhiều hơn và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI, Khánh Hòa cần thống nhất và quán triệt một số quan điểm chung sau đây:
Thứ nhất, thu hút và sử dụng vốn FDI như một nguồn ngoại lực nhằm phát huy
cao độ nội lực, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ hai, gắn chặt việc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI với xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ và thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, phải đặt nhiệm vụ thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một bộ
phận khăng khít của chính sách phát triển kinh tế đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, vốn FDI đóng vai trò vừa là động lực, vừa là nguồn lực quan trọng thúc đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH.
Thứ tư, đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI phải gắn liền với việc nâng cao
hiệu quả trong phân bổ, sử dụng một cách toàn diện và hợp lý để phát huy cao nhất vai trò, tác dụng của FDI đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế địa phương và khu vực.
Thứ năm, FDI phải góp phần thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an
ninh quốc phòng, ổn định chính trị và bảo vệ môi trường.
Từ những quan điểm cơ bản trên đây, để thu hút có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI trong thời gian tới, Khánh Hòa cần tập trung theo những phương hướng [25, tr.26] chủ yếu sau:
Thứ nhất, khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút và sử dụng FDI vào tất cả các lĩnh
vực mà pháp luật không cấm, không thuộc diện hạn chế vì lý do quốc phòng, an ninh; đặc biệt tập trung vận động, thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, hướng về xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Thứ hai, tiếp tục khuyến khích FDI vào các KCN tập trung, khu du lịch mà tỉnh
chưa có điều kiện khai thác; tạo bước đột phá trong thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp, căn hộ, văn phòng cho thuê,
dịch vụ thương mại và các dịch vụ mang tính hỗ trợ phục vụ cho nhà đầu tư nước ngoài như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, vừa tăng cường thu hút các dự án FDI mới, vừa vận động các doanh nghiệp đã đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô, tăng thêm vốn đầu tư, phấn đấu lấp đầy tất cả diện tích các KCN của tỉnh.
Thứ tư, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và khu lãnh
thổ đầu tư vào tỉnh, nhất là các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, EU, Mỹ; mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động tiếp cận các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu vực Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư.
Thứ năm, đa dạng hóa các hình thức FDI, mở rộng hình thức công ty cổ phần,
công ty quản lý vốn, nhất là các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT trong đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng.