Thứ tư, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nói chung và FDI nói riêng tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đố
1.5.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia thuộc Châu Á, kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự biến đổi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, GDP tăng trưởng với mức bình quân 9,5%, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 5 lần. Có được những thành tựu như trên là nhờ Trung Quốc đã thực hiện đường lối mở cửa khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phục vụ cho chiến lược cải cách kinh tế, một số kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc cụ thể như sau:
- Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư:Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những bí quyết của sự thành công trong thu hút FDI.
- Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư ở Trung Quốc đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư.
- Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế: Trung Quốc công bố rộng rãi và tập
trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành được khuyến khích phát triển.
- Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: Trung Quốc
thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm
túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏ để phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghề được phép đầu tư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.
- Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ: Thu nhiều nhất lợi nhuận từ dự án luôn là
mục đích hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Trung Quốc đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ...nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn FDI vào các nước này.
- Cho phép nhà đầu tư hoạt động trên thị trường tài chính: Trung Quốc mở rộng
các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ động nước ngoài. Ngoài ra, nước này còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước như các ngân hàng (ngoại trừ các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng đến kinh tế và an ninh quốc gia).
- Các chính sách ưu đãi về dịch vụ: như giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cước
viễn thông, vận tải...tạo điều kiện thuận lợi cho người thân của các nhà đầu tư nhập cư và ổn định cuộc sống tại nước này.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và
giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Trung Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI từ yếu tố này. Chính vì vậy, họ đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, đường giao thông, viễn thông, dịch vụ...nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình. Chú trọng xây dựng nhiều đặc khu kinh tế và các thành phố duyên hải. Tại các đặc khu này, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm công cộng. Nhà nước cho phép điạ phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
- Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao: Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị trường lao động ở nước sở tại. Thị trường lao động của Trung Quốc đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.