Thứ tư, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nói chung và FDI nói riêng tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đố
2.2.3.2. Phân tích về số vốn thực hiện
Nhìn chung, Khánh Hòa cũng như các địa phương khác trong cả nước, giữa lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện có khoảng cách tương đối xa. Vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI tính đến tháng 12/2010 đạt 567,2 triệu USD, chiếm 70,0% tổng vốn đầu tư đăng ký. Điều này một mặt phản ánh thực chất hoạt động và hiệu quả của luồng vốn FDI trên địa bàn tỉnh, mặt khác cho thấy những rào cản, vướng mắc hoặc những vấn đề thuộc chủ quan của các cơ quan quản lý địa phương, đồng thời nó cũng nói lên thực chất sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, khả năng chuyển hóa từ một dự án trên giấy sang một dự án được triển khai trong thực tế. Có thể xem xét lượng vốn FDI đăng ký và thực hiện ở Khánh Hòa giai đoạn 2001 - 2010 thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3 cho ta thấy rõ hơn động thái về vốn đầu tư thực hiện.
Biểu đồ 2.3. Động thái về vốn đăng ký và vốn FDI thực hiện ở Khánh Hòa
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số vốn đăng ký Vốn đăng ký mới Tổng số vốn thực hiện
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa.
Có thể nói, lượng vốn FDI chảy vào Khánh Hòa giai đoạn 2001 - 2010 có những bước phát triển đáng kể, lượng vốn đăng ký tăng dần theo từng năm, tuy nhiên, giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện có khoảng cách tương đối lớn. Giai đoạn 2001 - 2005 lượng vốn đăng ký và vốn thực hiện đều tăng chậm, khoảng cách giữa hai đơn vị này không đáng kể và vốn thực hiện chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số vốn đăng ký. Năm 2001, tỷ lệ vốn thực hiện trong tổng số vốn đăng ký là 73,6%; năm 2002 con số này là 71,6%; năm 2003 là 70,5%; năm 2004 là 70,6%; năm 2005 là 71,2%. Giai đoạn này, nhìn chung, tỷ lệ vốn thực hiện có giảm song vẫn chiếm tỷ lệ rất cao so với bình quân chung của cả nước. Điều này cho thấy hiệu quả của việc thu hút FDI, các dự án
đăng ký hầu như được triển khai trên thực tế, phần nào chứng minh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh, đồng thời cũng khẳng định sự hoạt động có trách nhiệm cao của các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI của Khánh Hòa (xem bảng 2.4).
Bước sang giai đoạn 2006 - 2010, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, lượng vốn FDI đổ vào Khánh Hòa tăng lên đột biến, đặc biệt là trong năm 2008. Chỉ tính riêng trong năm này, lượng vốn đăng ký mới đã lên tới 636,2 triệu USD, đưa tổng vốn FDI đang ký trên địa bàn tỉnh lên tới hơn 1,1 tỷ USD trong khi đó vốn thực hiện chỉ đạt 363,5 triệu USD. Đây cũng là thời điểm đánh dấu khoảng cách ngày càng lớn giữa tỷ lệ vốn đăng ký và vốn thực hiện; năm 2009, tỷ lệ này là 40,1%; năm 2010 là 69,9%, sở dĩ năm 2010, tỷ lệ vốn thực hiện đạt cao như vậy không phải do sự đột biến của tổng vốn thực hiện mà là do lượng vốn đăng ký giảm như đã trình bày ở trên. Như vậy, nếu như trong giai đoạn 2001 - 2005, vốn thực hiện bình quân luôn chiếm khoảng 69% tổng số vốn đăng ký thì sang giai đoạn 2006 - 2010, tỷ lệ này bình quân chỉ đạt từ 30% đến 40%, so với giai đoạn trước đã giảm đi rất nhiều, tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ khá cao so với tỷ lệ của các địa phương khác trong cả nước (xem bảng 2.4).