Sự cần thiết phải thu hút vốn FD

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 27)

Thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương và cả quốc gia được thể hiện qua các mặt sau [10, tr.23]:

- Thứ nhất, đầu tư có tác động đến cung, cầu của nền kinh tế: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế, bởi vì khi dự án đầu tư còn đang trong quá trình xây dựng thì sự gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu về tư liệu sản xuất tăng mạnh. Trong dài hạn, khi dự án đấu tư đã hoàn thành xong giai đoạn xây dựng và đưa vào hoạt động, năng lực sản xuất mới gia tăng dẽ cung cấp cho nền kinh tế nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Do vậy tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn sẽ tăng lên, đây là tác động có tính chất dài hạn của đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.

- Thứ hai, thu hút đầu tư góp phần tạo ra tăng trưởng và phát triển kinh tế: Vốn đầu tư là nhân tố đầu vào quan trọng, quyết định sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Trong những năm 1940, hai nhà kinh tế Roy Harrod - người Anh và Evsey Domar- người Mỹ đã đưa ra những lý thuyết để giải thích mối quan hệ giữ tăng trưởng và thất nghiệp trong xã hội tư bản. Sau đó được các nước đang phát triển xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu vốn đầu tư. Để tăng trưởng nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư từ một tỷ lệ trong tổng sản lượng quốc dân. Tỷ lệ tăng trưởng tùy thuộc vào khối lượng đầu tư và hiệu quả năng lực của đầu tư. Hiệu quả năng lực của vốn đầu tư thể hiện bằng sản lượng quốc dân tăng thêm từ một đơn vị đầu tư tăng thêm. Ta có mô hinh kinh tế Harrod - Domar như sau:

g = I/Y ICOR

Trong đó: + g là tốc độ tăng trưởng kinh tế (% GDP)

+ Y là tổng thu nhập quốc dân (GDP)

+ I là đầu tư = Tiết kiệm (tư nhân + Nhà nước + nước ngoài)

+ Hệ số ICOR: cho biết để tăng một đồng GDP thì cần đầu tư bao nhiêu vốn. Theo mô hình này, tăng trưởng là kết quả tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Với hệ số ICOR nhất định, tỷ lệ vốn đầu tư tăng lên sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Đầu tư sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Để có vốn đầu tư, các nước đang phát triển phải hy sinh tiêu dùng, tăng tiết kiệm. Song hầu hết các nước đang phát triển là những quốc gia nghèo nên cần phải nắm bắt những cơ hội tìm kiếm và tiếp nhận vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, mô hình này đã bỏ qu vai trò của công nghệ và lao động nhưng xét cho cùng để có lực lượng lao động có số lượng và chất lượng cao cũng như nâng cao khả năng đổi mới công nghệ cần phải có vốn đầu tư.

- Thứ ba, thu hút đầu tư có vai trò quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đòi hỏi nền kinh tế

phải tạo ra bộ khinh kinh tế cân đối hài hòa cả bề cơ cấu ngành lẫn cơ cấu vùng và lãnh thổ. Đối với các nước đang phát triển thì vốn có vai trò to lớn trong tăng trưởng, đặc biệt là tăng thêm vốn lại bao hàm cả sự đổi mới về công nghệ và lao động để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đẩy mạnh huy động vốn trong nước và nước ngoài, tăng nhanh và lựa chọn đầu tư có hiệu quả vẫn là mục tiêu hàng đầu của các nước đang phát triển.

- Thứ tư, thu hút đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tạo cơ hội cho quốc gia tiếp nhận kỹ thuật và công nghệ mới, kinh nghiệm và phương thức quản lý kinh doanh tiên tiến của nước ngoài, tăng năng lực và trình độ sản xuất của nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế dần mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đồng thời thu hút đầu tư sẽ tạo thêm việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nguồn lực phát triển cả về số lượng và chất lượng; tạo điều kiện khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả, tăng nguồn thu ngân sách, tích lũy và mở rộng vốn, góp phần phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 27)