Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 107)

b. Định hướng về nguồn vốn và nước đầu tư

3.3.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính cần được xác định là việc làm thường xuyên. Khi đã trở thành việc làm thường xuyên thì những phản ứng không thích thay đổi hoặc không thích cải cách sẽ ngày càng giảm, tạo ra sức ép cải cách hành chính trên mọi nội dung. Khi tiến hành cải cách thủ tục hành chính, phải cải cách nội dung về thể chế Nhà nước, bộ máy hành chính, cán bộ làm việc trong bộ máy và tài chính công, mà chủ yếu là thực hiện các vấn đề sau:

Thứ nhất, phải xây dựng cơ sở pháp lý chuẩn về thủ tục hành chính. Để tránh tình

trạng quá nhiều thủ tục hành chính do nhiều cơ quan ban hành không kiểm soát được thì cần xác định rõ cơ quan có thẩm quyền quy định thủ tục hành chính; loại thủ tục hành chính mà một cơ quan có thẩm quyền ban hành; cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; các giấy tờ cần thiết để làm một thủ tục hành chính; thời gian tối đa trả lời, có kết quả; lệ phí làm thủ tục hành chính cũng như cơ chế giám sát, khiếu nại khởi kiện. Với quy định rõ cơ quan ban hành từng loại thủ tục để tránh sự chồng chéo về nội dung giữa các thủ tục, giảm số thủ tục không cần thiết. Đồng thời, việc tách biệt giữa cơ quan ban hành và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính sẽ đảm bảo tính khách quan, tính hợp lý và tính thực thi các thủ tục hành chính; giảm tình trạng ban hành thủ tục hành chính chỉ nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan giải quyết, đẩy khó khăn về DN và người dân, từ đó góp phần

giảm hành vi nhũng nhiễu,cửa quyền của công chức, giảm thời gian và chi phí cho DN. Chính các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, DN và người dân là người phát hiện thủ tục bất hợp lý để phản ánh cho cơ quan ban hành.

Trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát và phân loại thủ tục hành chính, phải loại bỏ thủ tục hành chính không phù hợp, không cần thiết, chồng chéo mâu thuẫn. Để đảm bảo việc rà soát thủ tục hành chính có hiệu quả, cần có cơ quan độc lập thực hiện rà soát văn bản do các sở, ban, ngành, địa phương ban hành. Nếu để các cơ quan ban hành (các sở, ban, ngành, địa phương) tự rà soát thì số lượng thủ tục hành chính bị loại bỏ sẽ rất ít. Khi phân loại thủ tục hành chính cần căn cứ vào tính hợp lý vì thủ tục hợp lý mới có thể quản lý tốt xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội và thúc đẩy sự phát triển. Những thủ tục không hợp lý dù hợp pháp hay không hợp pháp đều cần loại bỏ ngay, những thủ tục hợp lý nhưng không hợp pháp thì cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành. Còn thủ tục hợp pháp với vài điểm bất hợp lý thì sửa đổi bổ sung.

Thứ hai, xây dựng chính phủ điện tử để giải quyết thủ tục hành chính. Cụ thể:

• Xây dựng hệ thống mạng kết nối từ Tỉnh đến huyện và liên thông với Trung ương, thiết lập hệ thống xử lý công việc hành chính trong nội bộ các cơ quan hành chính thông qua mạng điện tử.

• Cần công bố tất cả các thủ tục hành chính của tỉnh tại một trang web duy nhất. Trong trang web đó, có phân loại thủ tục hành chính theo cơ quan ban hành, theo cơ quan giải quyết, theo ngành cũng như các tài liệu, thời gian tối đa giải quyết. Trang web duy nhất về thủ tục hành chính cũng như sự phân loại thủ tục hành chính tạo điều kiện cho DN có thể tự tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu. Bên cạnh đó, DN có thể phát hiện những biểu hiện nhũng nhiễu của công chức. Khi xây dựng pháp luật về thủ tục hành chính cần nhấn mạnh rằng: nếu hết thời gian tối đa giải quyết thì thủ tục hành chính coi như chấp nhận. Do đó, khi DN và dân đến giải quyết thủ tục hành chính cần có giấy xác nhận đã gặp và nội dung yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, DN cần giữ lại giấy để nhận kết quả trả lời. Ngược lại, trong trường hợp hết hạn không có kết quả thì coi thủ tục hành chính đã giải quyết xong.

• Cần công khai hoá vấn đề xử lý thủ tục hành chính của DN trên mạng, công chức có trách nhiệm trả lời trực tiếp ý kiến, kiến nghị qua mạng internet làm DN quan tâm hơn đến hoạt động của cơ quan Nhà nước.

• Từng bước tiến tới việc giải quyết thủ tục hành chính và trả lời thông qua mạng, hạn chế sự tiếp xúc giữa DN và công chức, giảm thời gian chi phí của DN và tệ nạn quan liêu tham nhũng.

• Trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử, cần có kế hoạch cụ thể, khi nào hoàn thành và mức độ hoàn thành đến đâu. Trong lúc xây dựng chính phủ điện tử chưa hoàn thành thì cần ghi rõ ngay tại cổng cơ quan các loại thủ tục cơ quan giải quyết, các loại giấy tờ và gặp ai để bất kỳ DN và người dân đến cơ quan đều có thể nhận thấy. Nếu gặp khó khăn gì trong quá trình giải quyết thủ tục như người cần gặp không có mặt hoặc lại gặp phải hiện tượng nhũng nhiễu, gây phiền hành của công chức thì có thể gọi điện phản ánh vào đường dây nóng của ban lãnh đạo cơ quan.

Thứ ba, thực hiện mô hình cải cách thủ tục hành chính “một cửa liên thông” để

giải quyết thủ tục hành chính, tuy nhiên các DN và công chúng vẫn cho rằng mô hình “một cửa” vẫn còn rườm rà, nhiều thủ tục hành chính cần có nhiều cơ quan Nhà nước tham gia. Nếu các cơ quan không phối hợp đồng bộ, kịp thời thì giải quyết thủ tục hành chính vẫn còn chậm chễ. Hơn nữa, mô hình “một cửa” vẫn chưa thật sự là mô hình “một cửa” triệt để trong quan hệ giữa các cơ quan các cấp với nhau: phường, xã, huyện, sở, ban ngành và ủy ban nhân dân. DN vẫn phải qua “nhiều cửa” vì phải chuyển hồ sơ đã được giải quyết từ sở, ngành này đến sở, ngành khác, từ cơ quan cấp dưới lên cơ quan cấp trên, từ huyện lên các sở, ngành. Vậy, để đảm bảo giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh, gọn, tránh sự chồng chéo, đùn đẩy nhau giữa các cơ quan, các bộ phận thì cần thực hiện cải cách “một cửa” triệt để hay “một cửa liên thông” để DN và người dân chỉ cần tiếp xúc với một cơ quan duy nhất. Do đó, cơ chế “một cửa liên thông” chỉ có thể thực hiện được nếu có cơ sở pháp lý chuẩn, có sự đồng bộ về thiết bị, cơ chế làm việc, năng lực và thái độ của công chức thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ tư, quá trình cải cách thủ tục hành chính chỉ có thể thực hiện được nếu công

tác quản lý nhân sự (cán bộ công chức) tốt, công chức có đủ năng lực và tinh thần, thái độ phục vụ tốt. Nhất là hiện nay, việc phân cấp cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các địa phương thì năng lực của cán bộ sẽ đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định dự án, thu hút được những dự án hiệu quả trên giác độ nền kinh tế không chỉ trên giác độ của chủ đầu tư. Công tác quản lý nhân sự bao gồm các công tác tuyển dụng, đào tạo, tạo động lực làm việc (trả lương, thưởng và hình thức pháttriển nghề nghiệp).

• Xác định các công việc của một công chức phải làm, từ đó lượng hoá tiêu chuẩn công chức ở mỗi ví trí cụ thể.

• Khuyến khích tuyển dụng công chức có năng lực về làm việc, tránh hô khẩu hiệu kiểu trải thảm đỏ mời người có năng lực về làm việc nhưng sinh viên có học lực giỏi về thì các cơ quan của địa phương không muốn nhận. Cần tuyển dụng cán bộ công chức có năng lực và đạo đức (vừa hồng vừa chuyên), đưa yếu tố cạnh tranh vào công tác tuyển dụng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng.

• Nâng cao trình độ của cán bộ, công chức. Cần thực hiện công tác đào tạo khi có sự thay đổi về pháp lý, trang thiết bị, về thủ tục để đáp ứng yêu cầu mới. Nếu công chức không đáp ứng tiêu chuẩn dù đã dành thời gian đề đào tạo thì cần mạnh dạn thuyên chuyển sang vị trí khác, tuyển dụng người mới có năng lực về đảm nhiệm.

• Xây dựng văn hoá công sở, văn hoá hành chính, khuyến khích tài năng, tâm huyết. Xác định rõ nhiệm vụ của công chức là phục vụ DN, do đó nếu công chức phải đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

• Cần trả công xứng đáng theo công việc và năng lực làm việc. Công chức chỉ phục vụ tận tâm nếu hình thức trả lương thưởng xứng đáng, môi trường làm việc thân thiện và có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng.

Thứ năm, để cải cách thủ tục hành chính thì cần xây dựng cơ quan đặc trách về

cải cách hành chính hiệu quả. Cơ quan này chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở pháp luật chuẩn về thủ tục hành chính, rà soát thủ tục hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, xác định cơ cấu tổ chức của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, số lượng công chức và tiêu chuẩn cán bộ công chức giải quyết thủ tục hành chính. Cơ quan này đồng thời cũng tiếp nhận những thông tin phản ánh của DN và người dân về quy trình thủ tục không hợp lý để xem xét. Đồng thời, tiếp nhận phản ánh về hành vi tiêu cực của công chức từ đó có biện pháp xử lý. Tránh trường hợp giải quyết theo cơ chế “một cửa”, khi phát hiện những phiền hà, sai trái của cửa này thì không biết phản ánh cho ai. Để ngăn chặn hành vi tiêu cực thì cần quy định rõ chế tài xử lý công chức vi phạm. Chẳng hạn, nếu một công chức bị phản ánh 1 lần nếu kiểm tra đúng thì có thể nhắc nhở lần đầu, lần 2 thì bị sa thải. Nếu lãnh đạo cơ quan nào có công chức phạm lỗi với một số lần nhất định chẳng hạn như 2 lần thì cũng bị kỷ luật. Làm như vậy, lãnh đạo mới quản lý tốt, nắm bắt cụ thể công việc cũng như công chức của cơ quan mình. Để có thể tiếp nhận phán ánh của DN thì cơ quan này phải công bố công khai và rộng rãi số điện thoại đường dây nóng và thư điện tử trên các phương tiện thông tin truyền thông và cả trang web thủ tục hành chính. Cơ quan này cũng bố trí nhân sự đảm nhận việc tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý. Đồng thời, cần xây dựng quy chế thẩm tra, xác minh thông tin phản

ánh, xử lý và công bố công khai kết quả xử lý. Ngoài ra, cần tăng cường đối thoại giữa chính quyền với DN, giữa cơ quan đặc trách cải cách hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ. Việc đối thoại trực tiếp sẽ hiểu rõ những vướng mắc về thủ tục hành chính trong thực tế DN gặp phải cả về quy định giấy tờ cần giải quyết thủ tục hành chính, cả về việc sử dụng phương tiện máy móc khi thay đổi cách thức giải quyết thủ tục hành chính, cả về quy trình giải quyết, hành vi thái độ không đúng của công chức... từ đó hoàn thiện công tác cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)