Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 39)

c. Các giới chức có quan hệ trực tiếp

1.5.1.3.Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Quảng Nam chỉ thực sự bùng phát vào giai đoạn 2001 - 2005, đến giai đoạn 2006 - 2010 số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Nam đã có bước nổi trội hơn so với khu vực miền Trung mặc dù lợi thế so sánh của Quảng Nam thấp hơn so với một số tỉnh trong khu vực. Đây là yếu tố có tính chất quyết định trong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được định hình: Khu công nghiệp Dung Quất khởi động, thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam mở rộng quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang thành phố và Mỹ Sơn, Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới…

Tính đến tháng 01/2011, Quảng Nam đã thu hút đến hơn 75 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4,9 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 20.300 lao động, đóng góp vào ngân sách tỉnh bình quân 170 tỷ đồng/năm. Nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động, kinh doanh có lãi như Khu du lịch Victoria Việt Nam, khách sạn Riverpark, sản xuất các khuôn đúc và bột thạch anh Hoằng Tiệp, khai thác và chế biến đá xây dựng (Wei Xern Sin Industrial), may xuất khẩu (Triệu Vỹ), sản xuất giày (Rieker), sản xuất nước giải khát (Pepsico), Khu du lịch văn hóa làng quê (BNC)...

FDI đã tác động tích cực đến tình hình phát triển KT-XH Quảng Nam. Trước hết, việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Quảng Nam đã giải quyết được nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển KT-XH, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế.

Vốn đầu tư của nước ngoài có mặt ở hầu hết tất cả các ngành, đặc biệt là những ngành mà Quảng Nam có lợi thế. FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu ngành. Chất lượng dự án vì vậy cũng được nâng lên về mặt công

nghệ, môi trường và qui mô.

FDI đã thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập, là một trong những kênh đưa các sản phẩm sản xuất từ Quảng Nam xâm nhập thị trường các nước một cách có lợi nhất. Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài trở thành cầu nối, là điều kiện tốt để Quảng Nam nhanh chóng tiếp cận và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, từ 6 triệu USD/năm 2000 lên 142 triệu USD/năm 2010.

Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động kinh doanh có lãi, tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đáng nói là thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong các khu vực, bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/người/tháng

Có thể rút ra bốn kinh nghiệm chủ yếu trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả FDI tại Quảng Nam:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 39)