Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 36)

c. Các giới chức có quan hệ trực tiếp

1.5.1.1.Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam, được tách ra từ tỉnh Sông Bé vào ngày 1/1/1997. Bình Dương có vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước. Bình Dương đã tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng và quỹ đất, mạnh dạn chuyển đổi những khu đất sản xuất nông nghiệp, đất quốc phòng kém hiệu quả để đầu tư xây dựng các KCN và cụm công nghiệp, xem đây là một hướng đi cơ bản để thu hút vốn đầu tư.

Từ năm 1997 đến năm 2010, tỉnh xây dựng thêm 9 KCN thành lập mới và diện tích đất tăng thêm trên 1.700ha, nâng số KCN trên địa bàn lên 18 khu, với tổng diện tích là 3.275 ha. Ngoài ra, tỉnh còn đang phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng và xúc tiến kêu gọi đầu tư dự án Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương có diện tích 4.196 ha nằm cạnh trung tâm thị xã Thủ Dầu Một.

Ngoài ra, Bình Dương còn tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Về chính sách và quản lý, Bình Dương là tỉnh đã có những cải cách hành chính, xây dựng được bộ máy quản lý Nhà nước được coi là thông thoáng, minh bạch nhất, cấp phép và làm các thủ tục liên quan nhanh nhất. Kết quả là, thu hút FDI của Bình Dương đã tăng rất nhanh. Từ năm 2006 đến nay, Bình Dương vẫn giữ nhịp độ thu hút FDI và tiếp tục là một trong 5 địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI. Tính đến tháng 11 năm 2010, Bình Dương đã thu hút được 1.254 dự án với 5,98 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 18,5% về số dự án; 10,1% tổng vốn đăng ký và 6,8% tổng vốn FDI thực hiện của cả nước.

Bài học từ kinh nghiệm Bình Dương cho thấy, Bình Dương thu hút FDI lớn, ngoài vị trí địa lý thuận lợi còn có các yếu tố về quản lý, chính sách. Trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh không ngừng cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư từ khâu tìm hiểu cơ hội đầu tư đến cấp giấy phép, triển khai thực hiện dự án và khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng của tỉnh được đầu tư đồng bộ và hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý, cấp phép đầu tư được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và năng động. Bình Dương có 3 đầu mối cấp phép đầu tư nước ngoài: UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, và hai Ban Quản lý các KCN. Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép các dự án ngoài KCN, các Ban Quản lý KCN cấp phép đầu tư vào KCN. Gắn liền với phân cấp quản lý, Bình Dương còn thực hiện quy chế làm việc, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị trong bộ máy quản lý FDI.

Bình Dương cũng đã cải cách thủ tục hành chính rất mạnh mẽ, nhất là trong thủ tục cấp phép đầu tư. UBND tỉnh đã ban hành quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt, cấp phép dự án FDI, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Bình Dương. Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính cho một dự án, các cơ quan của tỉnh luôn cố gắng giảm bớt các khâu trung gian không cần

thiết, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư. Lãnh đạo tỉnh bố trí lịch công tác đi thăm và làm việc thường xuyên tại các doanh nghiệp FDI, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư tại Singapore và một số nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm thu hút vôn đầu tư trực tiêp nước ngoài vào tỉnh khánh hòa (Trang 36)