c. Ngành Nông Lâm Thủy sản:
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Một là, mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng lớn giữa các quốc gia và các địa phương: Đánh giá đúng vai trò và lợi mà FDI mang lại, các quốc gia nói chung và các địa phương ở nước ta nói riêng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách "trải
thảm đỏ" tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, nhiều chính sách đã vượt khung chính sách
của Chính phủ. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ và có phần thiếu lành mạnh của các tỉnh đã làm suy giảm lượng FDI vào các địa phương ít linh hoạt hơn như Khánh Hòa.
- Hai là, sự phân cấp của Chính phủ cho chính quyền địa phương ít và chậm:
Trước khi có Nghị định 108/CP, Nhà nước đã phân cấp về cấp phép và quản lý đầu tư cho các địa phương được cấp phép dự án đến 5 triệu USD, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được cấp phép dự án có vốn đến 15 triệu USD. Chỉ đến ngày 22/9/2006, Thủ tướng Chính phủ mới chính thức ký ban hành Nghị định 108/CP về việc Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, trong đó quy định Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp giấy phép ĐTNN đến 40 triệu USD; các địa phương khác được phân cấp tới 20 triệu USD, trừ các dự án thuộc nhóm A. Mặc dù các quy định mới có tính đột phá, nhưng do ban hành quá chậm nên tác động chưa nhiều đến thu hút FDI ở địa phương. Kết quả hiện nay chủ yếu từ chế độ phân cấp hạn chế trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi việc giới hạn phạm vi, phân cấp đầu tư của Chính Phủ mang tính hình thức, không ít các nhà đầu tư phải chạy đi, chạy lại các cơ quan Trung ương và địa phương nhiều lần để thực hiện các thủ tục đầu tư, mặc dù danh mục, quy mô đầu tư đã được phân cấp cho chính quyền địa phương, điều đó phần nào gây trở ngại, làm tăng chi phí của các nhà đầu tư.
- Ba là, kết cấu hạ tầng chung còn lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà ĐTNN: Hệ thống kết cấu hạ tầng ở nước ta hiện nay thực sự là một rào cản lớn đối với
việc thu hút FDI. Mặc dù, hệ thống kết cấu hạ tầng đã xây dựng tương đối đầy đủ nhưng chất lượng chưa cao. Tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng. Hệ thống giao thông vận tải chưa được đầu tư thoả đáng, thiếu tính đồng bộ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thứ tư là, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ công tác đầu tư còn yếu:
Công nghiệp phụ trợ kém phát triển, chưa cung cấp được nguyên liệu, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong các doanh nghiệp FDI để hạ giá thành. Việc giảm thuế nhập khẩu các linh kiện điện, điện tử còn vướng mắc về thủ tục pháp lý. Các dịch vụ hỗ trợ như hệ thống ngân hàng, năng lượng, dịch vụ viễn thông chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.
Tóm lại: Công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, còn những tồn tại, hạn
chế, vướng mắc không nhỏ cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục để trong thời gian tới tỉnh Khánh Hòa sẽ có những bước chuyển biến mới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh đã đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này tác giả tập trung làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2001 - 2010. Cụ thể là tác giả đã trình bày khái quát tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khánh Hòa; tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khánh Hòa, đó là do Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương tăng nhanh, an ninh chính trị ổn định….tác giả đi sâu phân tích tình hình các dự án đăng ký và số vốn thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2010; phân tích các tác động của nguồn vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, trên cơ sở đó đánh giá các giải pháp mà tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện trong thời gian qua, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân đã tác động làm cản trở công tác huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Khánh Hòa trong thời gian qua.
CHƯƠNG III