Những ngân hàng được tạp chí ASIAN BANKER bình chọn qua các năm, đều có những yếu tố chung dưới đây để đi đến thành công:
Xây dựng thương hiệu mạnh và mở rộng mạng lưới chi nhánh.
Áp dụng công nghệ hiện đại để tăng giao dịch tự động qua ATM, máy POS, Internet Banking, SMS banking . . .
Tăng cường khả năng bán chéo sản phẩm dịch vụ và tăng tỷ lệ thu nhập từ phí dịch vụ lên.
Bài học kinh nghiệm từ Deutsche Bank của Đức:
Vào khoảng năm 2004, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sa sút khi lợi nhuận trước thuế quý 3 giảm xuống còn 655 triệu EUR so với 755 triệu EUR của quý trước. Tuy nhiên, đến cuối năm, lợi nhuận của toàn mạng lưới chi nhánh của ngân hàng là 1,4 tỷ EUR. Nguyên nhân dẫn đến thành công này là ngân hàng đã nâng chỉ số thỏa mãn khách hàng – một công cụ đo lường chăm sóc khách hàng của Deutsche Bank lên 10%, so với chỉ tiêu đề ra là từ 8 tới 9%. Chính chỉ số này đã giúp cho Deutsche Bank lấy lại được lòng tin của các nhà đầu tư cũng như khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.
Bài học kinh nghiệp từ Citi Bank của Mỹ:
Trong những năm đầu thập niên 1980, một số ngân hàng ở Mỹ hoạt động ngày càng kém hiệu quả do đã đầu tư quá nhiều và việc phố trương hình thức như: cao ốc đồ sộ, văn phòng sang trọng . . . thay vì đầu tư vào những cơ sở vật chất cụ thể để thật sự phục vụ khách hàng. Để cải thiện tình hình hiện tại, City Bank đã ra chính sách “Citi không bao giờ ngủ” (“The Citi Never Sleep”). Với khẩu hiệu này, Citi Bank đã cam kết phục vụ khách hàng mọi lúc theo yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện lời hứa, Citi bank đã trang bị hệ thống dày đặc các ATM ở khắp nước Mỹ và một bộ phận giao dịch điện thoại suốt ngày đêm để phục trả lời những thắc mắc của khách hàng. Sau một thời gian ngắn, không những khắc phục được sai lầm về đầu từ về hình thức, chính sách mới đã lấy lại uy tín và lòng tin từ khách hàng, đã làm tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng từ hình ảnh thương hiệu đến sự thỏa mãn của khách hàng.
Kết luận chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ngân hàng được xây dựng từ những khái niệm cơ bản về ngân hàng, cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó, một khái niệm rộng hơn sẽ xác lập về các yếu tố của môi trường ngành và môi trường vĩ mô. Việc nghiên cứu cạnh tranh ngân hàng được dựa trên các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng trong điều kiện hiện nay. Đây cũng sẽ là cơ sở lý thuyết và thực tiễn để Luận văn phân tích thực trạng cạnh tranh của VCB Nha Trang ở Chương 2 và các giải pháp ở Chương 3.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VCB NHA TRANG