Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 31)

Nguồn nhân lực thường được tiếp cận dưới hai góc độ: năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ và chất lượng của nguồn nhân lực trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh.

Năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ thể hiện thông qua sự chính xác, kịp thời và nhạy bén của các chiến lược, chính sách cũng như các quyết định của các cấp lãnh đạo trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Là những người giữ vai trò đầu tàu trong sự phát triển của một ngân hàng, đội ngũ cán bộ trong ngân hàng giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp được đánh giá thông qua trình độ nghiệp vụ, hiệu quả của các chính sách nhân sự như: chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách thu hút và đãi ngộ, đặc biệt là nhân viên giỏi. 1.4 Đánh giá tác động của các yếu tố môi trường đến lợi thế cạnh tranh: 1.4.1 Một số đặc điểm cạnh tranh của ngành Ngân hàng:

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được hiểu là sự ganh đua hợp pháp giữa các ngân hàng nhằm đạt đến các mục tiêu cụ thể như thị phần, lợi nhuận, vốn, nhân lực hay đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. Bao gồm một số đặc điểm sau:

- Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng không cao bằng một số ngành kinh doanh khác:

Đặc điểm này xuất phát từ việc bị kiểm soát chặt chẽ bởi Chính phủ. Thông qua các quy định Pháp luật về thủ tục cấp giấy phép thành lập ngân hàng mới, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế cho vay . . . NHNN đã làm giảm mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng và làm cho các ngân hàng không thể tùy ý sử dụng nguồn lực để cạnh tranh theo mức độ rủi ro đã chọn.

Ví dụ cụ thể gần đây nhất (tháng 09.2011) là việc Ngân hàng Nhà nước đã quy định bắt buộc lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam cao nhất là 14%/năm. Chính điều này, đã làm mất đi sự cạnh về lãi suất (yếu tố hữu hình) mà chủ yếu dựa vào thương hiệu, uy tín sẵn có, các khách hành trung thành (yếu tố vô hình) để huy động được nguồn vốn từ khách hàng.

- Cạnh tranh trong ngành ngân hàng không phải là cạnh tranh “một mất một còn”: Hợp tác kinh doanh và hạn chế xảy ra rủi trong hoạt hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng (hay còn gọi “hiệu ứng domino”) buộc các ngân hàng không thế áp dụng mọi phương thức cạnh tranh để giành lợi thế trước đối thủ. Giải pháp để loại đối thủ cạnh tranh chủ yếu là sáp nhập.

- Xây dựng thương hiệu uy tín vẫn là những phương thức cạnh tranh hiệu quả trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

- Nguồn lực và công nghệ là hai trong những nguồn lực chính tạo lợi thế là hai trong những nguồn lực chính tạo lợi thế canh tranh cho ngân hàng.

Nếu chỉ xem xét các yếu tố cấu thành nêu trên và rút ra kết luận về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng sẽ rất phiến diện. Với cùng một quy mô, ngân hàng sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn nếu môi trường cạnh tranh trong ngành mang tính độc quyền cao có lợi cho ngân hàng đó. Ngược lại, năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ giảm nếu tính bảo hộ bị dỡ bỏ. Điều này xuất phát từ thực tế là một ngân hàng không thể tách biệt với môi trường kinh doanh của toàn ngành, với nền kinh tế trong nước và thế giới.

Vì thế, sẽ rất thiếu sót nếu bỏ qua các chỉ tiêu đánh giá tác động của các môi trường đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

1.4.2 Năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng thương mại:

Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng sử dụng các nguồn lực bên trong và khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính đáp ứng tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng, từ đó duy trì, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận.

1.4.3 Tác động của các yếu tố môi trường vi mô:

Dựa trên mô hình “Năm yếu tố cạnh tranh” của Micheal E.Porter, tác động của môi trường vi mô có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng:

Sơ đồ 1: Mô hình năm áp lực cạnh tranh

(Micheal Porter, 1985)

- Mức độ cạnh tranh của ngân hàng:

Mức độ cạnh tranh được đánh giá thông qua số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành, thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ, rào cản gây trở ngại cho việc thoát ra.

- Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vòng đời sản phẩm đồng thời có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngân

Mức độ cạnh tranh của ngân hàng Các sản phẩm thay thế Các yếu tố xâm nhập Sự lựa chọn của người mua Các yếu tố cung ứng

hàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạnh của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Mối đe dọa xâm nhập:

Mối đe dọa xâm nhập được đánh giá thông qua rào cản xâm nhập của ngành như: tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, thương hiệu, quy mô kênh phân phối mà các ngân hàng đang kinh doanh đã tạo lập, yêu cầu về vốn, chính sách của Chính phủ . . .

- Mối đe dọa từ các nhà cung ứng:

Điều này được đánh giá qua mức độ độc quyền của các nhà cung ứng. Nhà cung ứng trong lĩnh vực ngân hàng được phân thành hai nhóm chính:

 Các nhà cung ứng vốn cho hoạt động, bao gồm: cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức, xã hội và thậm chí là các tổ chức tín dụng đang cạnh tranh trực tiếp và Ngân hàng Nhà nước.

 Các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc, như: các nhà cung cấp, viễn thông, phần cứng máy tính, phần mềm quản lý . . .

- Sự chọn lựa của người mua: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người mua trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng dịch vụ như: gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền, các tiện ích ngân hàng hiện đại . . . Sự chọn lựa của người mua cũng được đánh giá qua mức độ độc quyền trên thị trường.

1.4.4 Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô:

- Tác động của môi trường chính trị – pháp luật:

Môi trường chính trị và pháp luật có thể làm tăng hoặc cũng có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của bất kỳ NHTM nào. Là một ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ, các NHTM luôn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường chính trị và pháp luật. Các yếu tố cần xem xét của môi trường này gồm: quan điểm của Đảng, tính ổn định của môi trường chính trị, tác động của hệ thống pháp luật

- Tác động của môi trường kinh tế:

Nếu như nền kinh tế phát triển cao, lạm phát ổn định sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Ngược lại, khi môi trường kinh tế bất ổn, khách hàng sẽ

giảm quy mô hoạt động kinh doanh, điều này sẽ làm giảm tốc độ phát triển của ngành ngân hàng. Mối quan hệ giữa môi trường kinh tế vĩ mô và ngành ngân hàng thường thường là mối quan hệ thuận chiều. Các yếu tố trong môi trường kinh tế bao gồm: trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển thương mại điện tử . . .

- Tác động của môi trường khoa học công nghệ:

Môi trường khoa học công nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của môi trường khoa học công nghệ tác động đến tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn lực của ngành công nghệ thông tin và chính sách của nhà nước.

- Tác động của môi trường văn hóa – xã hội:

Môi trường văn hóa xã hội có tác động mạnh đến hành vị mua sắm của khách hàng. Chính vì thế, môi trường văn hóa và xã hội ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Một số yếu tố chính tác động của môi trường văn hóa: thói quen tiêu dùng, cơ cấu tuổi của tầng lớp dân cư, trình độ học vấn, phân bổ dân cư . . .

Song song với việc đánh giá các nhân tố tác động bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng, vấn đề nhận biết các điểm mạnh và các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh sẽ rất hữu ích cho việc đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngân hàng.

1.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh là một phương pháp tiên tiến, giúp ngân hàng so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành. Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ.

Các bước cụ thể để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh bao gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường từ 10 đến 20 yếu tố).

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như vậy, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau:

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (có thể định khoản điểm rộng hơn). Điểm số thể hiện từ 1 đến 5 phản ánh năng lực cạnh tranh của từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của

yếu tố đó với phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng số điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách công điểm số các yếu tố thành phần tương ứng cho mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, theo đó:

Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận nhỏ hơn 3,0 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp hơn mức trung bình.

Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận lớn hơn 3,0 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình.

Kết cấu của ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:

Biểu 1: Kết cấu của ma trận hình ảnh cạnh tranh

Doanh nghiệp cần

đánh giá

Đối thủ 1 Đối thủ 2 Đối thủ 3 Đối thủ . . . Đối thủ k Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh Trọng số (0,00 – 1,00) Điểm (1-5)

Điểm (1-5) Điểm (1-5) Điểm (1-5)

. . . Điểm (1-5) Yếu tố 1 Yếu tố 2 . . . Yếu tố n Tổng số điểm có trọng số 1,00 ? ? ? ? . . . ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6 Hệ thống ngân hàng Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: 1.6.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam: 1.6.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam:

1.6.1.1 Quá trình phát triển:

Lịch sử phát triển của NHNN phát triển qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1951 - 1954:

Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.

Giai đoạn 1955 - 1975:

Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

 Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.

 Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam.

Giai đoạn 1975 - 1985:

Tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978.

Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay.

Giai đoạn 1986 đến 1990:

Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và hoàn thiện dần.

Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp.

Theo đó, Ngân hàng cấp 1 là Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.

Ngân hàng hàng cấp 2 là ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng Nhân dân, Công ty tài chính...Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 31)