Dựa trên mô hình “Năm yếu tố cạnh tranh” của Micheal E.Porter, tác động của môi trường vi mô có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng:
Sơ đồ 1: Mô hình năm áp lực cạnh tranh
(Micheal Porter, 1985)
- Mức độ cạnh tranh của ngân hàng:
Mức độ cạnh tranh được đánh giá thông qua số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành, thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ, rào cản gây trở ngại cho việc thoát ra.
- Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm mà ngân hàng đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vòng đời sản phẩm đồng thời có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngân
Mức độ cạnh tranh của ngân hàng Các sản phẩm thay thế Các yếu tố xâm nhập Sự lựa chọn của người mua Các yếu tố cung ứng
hàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho các sản phẩm. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạnh của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
- Mối đe dọa xâm nhập:
Mối đe dọa xâm nhập được đánh giá thông qua rào cản xâm nhập của ngành như: tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, thương hiệu, quy mô kênh phân phối mà các ngân hàng đang kinh doanh đã tạo lập, yêu cầu về vốn, chính sách của Chính phủ . . .
- Mối đe dọa từ các nhà cung ứng:
Điều này được đánh giá qua mức độ độc quyền của các nhà cung ứng. Nhà cung ứng trong lĩnh vực ngân hàng được phân thành hai nhóm chính:
Các nhà cung ứng vốn cho hoạt động, bao gồm: cá nhân, tập thể, công ty, tổ chức, xã hội và thậm chí là các tổ chức tín dụng đang cạnh tranh trực tiếp và Ngân hàng Nhà nước.
Các nhà cung ứng cơ sở hạ tầng làm việc, như: các nhà cung cấp, viễn thông, phần cứng máy tính, phần mềm quản lý . . .
- Sự chọn lựa của người mua:
Người mua trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng dịch vụ như: gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền, các tiện ích ngân hàng hiện đại . . . Sự chọn lựa của người mua cũng được đánh giá qua mức độ độc quyền trên thị trường.