Năng lực cạnh tranh của VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 48)

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang trong thời gian qua luôn phát triển ổn định và có sự tăng trưởng tốt. Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh luôn định hướng và hoạch định chiến lược tăng trưởng cho năm mới dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và nội lực thực tiễn cũng như những dự tính các yếu tố khác. Cụ thể:

Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Nha Trang giai đoạn 2008-2011.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

CHIỈ TIÊU

2009/2008 2010/2009 2011/2010

Thu nhập 142,787 156,798 109.8% 211,137 134.7% 388,976 184.2%

Chi phí 103,481 122,349 118.2% 147,475 120.5% 276,348 187.4%

Lợi nhuận sau

thuế 39,306 34,449 87.6% 63,662 184.8% 112,628 176.9%

CHO VAY

Tổng dư nợ 1,102,197 1,573,594 142.8% 1,702,442 108.2% 2,273,424 133.5%

Tỷ lệ nợ quá hạn 2.64% 1.57% 59.5% 1.60% 101.9% 0.91% 56.9%

Phân theo ngoại tệ

VND 640,461 1,101,516 1,191,709 1,591,397 Ngoại tệ 461,736 472,078 510,733 682,027 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 738,472 1,007,100 1,089,563 1,273,117 Trung hạn 363,725 566,494 612,879 1,000,307 HUY ĐỘNG Tổng huy động 1,182,076 1,613,075 136.5% 2,132,694 132.2% 2,560,394 120.1% VND 910,199 1,209,806 1,663,501 1,920,296 Ngoại tệ khác 271,877 403,269 469,193 640,099

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Nha trang, Năm 2009 là năm mà tất cả các ngân hàng đều gặp vấn đề khó khăn do hậu quả của tác động suy thoái kinh tế trong năm 2008, đặt biệt là các khoản nợ tồn đọng nợ khó đòi chuyển sang nên đến hết năm 2009 thu nhập lãi của VCB Nha Trang đạt 156.798 triệu đồng tăng 109,8%, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 34.449 triệu đồng do áp lực chi phí tăng cao và trích lập dự phòng rủi ro trong năm.

Bước qua năm 2010, với việc thành lập thêm 2 Phòng giao dịch ở Phú Yên (sau này chuyển thành VCB Phú Yên) và Phòng giao dịch Nguyễn Thiện Thuật nên hoạt động kinh doanh trong kỳ của chi nhánh phát triển khá tốt, đến hết năm 2010 thu nhập lãi đạt 211.137 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 63.662 triệu đồng tăng 184,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy tốc độ doanh thu tăng chỉ 134,7% nhưng do chi nhánh đã tiết giảm được các chi phí tăng ở mức 120,5% nên kết quả thu được lợi nhuận cao vượt trội so với năm trước.

Năm 2011, là năm đánh dấu sự tăng trưởng của chi nhánh trên cả về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, doanh thu đã tăng 184,2% mới mức tăng tuyệt đối là 177.839 triệu đồng với mức tăng trưởng lợi nhuận là 176,9%, với số tuyệt đối là tăng 48.966 so với năm 2010. Kết quả thu được do tình hình chung của kinh tế năm 2011 phát triển mạnh trở lại với hoạt động mạnh của các công ty kinh doanh về lĩnh vực bất động sản.

Với mục tiêu duy trì lượng khách hàng cũ đồng thời tiếp cận mở rộng khách hàng mới, thì dự kiến doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cả Chi nhánh sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong thời gian tới.

2.2.2 Đánh giá các yếu tố nội lực: 2.2.2.1 Thị phần huy động vốn: 2.2.2.1 Thị phần huy động vốn:

VCB Nha Trang cung cấp tới khách hàng đầy đủ những sản phẩm huy động vốn để khách hàng có nhiều chọn lựa và tối đa lợi nhuận thu được khi sử dụng các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm của tại ngân hàng, bao gồm:

Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn Tiết kiệm kỳ hạn linh hoạt Tiết kiệm trả lãi trước Tiết kiệm trả lãi sau

Ngoài ra, tùy từng thời điểm cụ thể, VCB Nha Trang đưa ra những sản phẩm huy động vốn với quà tặng giá trị cao, như: chương trình “Du xuân cùng Vietcombank”, “Quà tặng kim cương”, “Quốc Khánh trọn niềm vui” . . .

Công tác huy động vốn của VCB Nha Trang trong giai đoạn 2008-2011 như sau:

Năm 2008, vốn huy động đạt 1,182,076 triệu đồng, tăng 9,9% so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch VCB giao. Trong đó, huy động bằng VND đạt 900,325 triệu đồng, tăng 17% so với đầu năm và 17.052 ngàn USD giảm 11% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động giảm do lãi suất huy động của VCB Nha Trang không hấp dẫn bằng lãi suất một số ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt là nhóm ngân hàng cổ phần.

Năm 2009: Vốn huy động đạt 1.613.075 triệu đồng, tăng 36% so với năm 2008. Tuy có tăng nhưng VCB Nha Trang vẫn không đạt chỉ tiêu 40% do VCB giao. Tỷ lệ huy động bằng VND chiếm 75% trên tổng huy động.

Năm 2010: Vốn huy động từ nền kinh tế đạt 2.132.394 triệu đồng, tăng 37% so với thời điểm cuối năm 2009, đạt 107% kế hoạch giao. Tỷ lệ huy động vốn bằng VND chiếm 78%, tăng 3% so với năm 2009.

Năm 2011: Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.560.394 triệu đồng – tăng 20% so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ lệ nguồn vốn VNĐ vẫn chiếm 75%, so với tổng vốn huy động.

Để đánh giá thị phần huy động vốn của VCB Nha Trang thông qua 2 Biểu đồ dưới đây:

Biểu 3: Thị phần huy động vốn của VCB Nha Trang so với 06 đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: triệu đồng.

VIETINBANK BIDV VCB AGRIBANK SACOMBANK ACB TỔNG CỘNG

HUY ĐỘNG Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % TOÀN TỈNH Nam 2008 1,490,543 12% 1,609,789 13% 1,182,076 10% 2,746,339 23% 1,135,960 9% 852,593 7% 9,017,301 74% 12,143,316 Nam 2009 1,780,589 11% 1,734,255 11% 1,613,075 10% 3,187,973 20% 1,623,924 10% 1,240,339 8% 11,180,156 71% 15,818,960 Nam 2010 2,263,426 11% 2,193,222 11% 2,132,694 10% 3,856,342 19% 1,747,202 8% 1,384,237 7% 13,577,124 66% 20,638,304 Nam 2011 2,720,854 12% 2,557,941 11% 2,560,394 11% 4,341,193 19% 1,481,627 6% 1,738,219 8% 15,400,229 67% 23,004,180

Ghi chú: Tỷ lệ % được tính trên thị phần của từng Ngân hàng so với thị phần của Toàn tỉnh.

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các Ngân hàng.

Biểu 4: Thị phần của VCB Nha Trang so với 04 Ngân hàng TMQD trên địa bàn Tỉnh.

Đơn vị tính: triệu đồng.

VIETINBANK BIDV VCB AGRIBANK TỔNG CỘNG

HUY ĐỘNG

Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ %

TOÀN TỈNH Nam 2008 1,490,543 21% 1,609,789 23% 1,182,076 17% 2,746,339 39% 7,028,747 58% 12,143,316 Nam 2009 1,780,589 21% 1,734,255 21% 1,613,075 19% 3,187,973 38% 8,315,892 53% 15,818,960 Nam 2010 2,263,426 22% 2,193,222 21% 2,132,694 20% 3,856,342 37% 10,445,684 51% 20,638,304 Nam 2011 2,720,854 22% 2,557,941 21% 2,560,394 21% 4,341,193 36% 12,180,382 53% 23,004,180

Ghi chú: Tỷ lệ % được tính trên thị phần của từng Ngân hàng so với Tổng thị phần của 04 Ngân hàng

So sánh với 4 ngân hàng TMQD: Qua 02 biểu đồ trên ta thấy thị phần huy động của VCB Nha Trang có tăng qua các năm lần lượt là 17, 19, 20 và 21% so với thị phần của 03 ngân hàng thương mại quốc doanh là: BIDV, VietinBank, Agribank. Điều này cho thấy tính cạnh tranh của VCB Nha Trang được cải thiện trong công tác huy động vốn. Đến năm 2011 thị phần của VCB Nha Trang và BIDV, Vietinbank đã ngang bằng nhau là 21% so thị phần huy động của 4 Ngân hàng TMQD trên toàn tỉnh. Bước đầu thu được thành công qua các năm nhưng VCB Nha Trang sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh với các Ngân hàng trong nhóm TMQD để giành được ưu thế trên thị trường. Riêng đối với Ngân hàng Agribank do hệ thống mạng lưới phân bổ rộng khắp trên toàn tỉnh, tới tất cả các Huyện, Xã nên thị phần luôn chiếm ưu thế cao trong khối 4 ngân hàng TMQD, nhưng đang có dấu hiệu giảm dần từ 39% năm 2008 xuống còn 36% năm 2011 so với nhóm 4 ngân hàng TMQD.

So sánh với thị phần toàn tỉnh: So với thị phần của toàn tỉnh về huy động vốn, thị phần của VCB Nha Trang không thay đổi, giữ mức 11% trên địa bàn và ổn định trong giai đoạn 2008-2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về huy động vốn luôn tăng cao hơn mức tăng trường chung của toàn tỉnh, cụ thể là: năm 2009 tăng 36% so với 30% của mức tăng toàn tỉnh, năm 2010 là 32% so với 30% và năm 2011 là 20% so với 11%.

So sánh với nhóm 02 ngân hàng TMCP: So với ACB và Sacombank, trong năm 2009 thị phần huy động của VCB đã gần như ngang bằng với Sacombank và hơn ACB một ít. Điều này cho thấy, trong năm 2009 tốc độ huy động vốn của VCB Nha Trang đã bị chậm lại và áp lực cạnh tranh của đối thủ. Tình hình đã được cải thiện hơn nhiều trong 2 năm 2010 và 2011 khi VCB Nha Trang lần lượt bỏ xa 02 ngân hàng TMCP để chiếm ưu thế về thị phần huy động vốn, khi VCB Nha Trang luôn giữ được mức ổn định là 11% thi phần của toàn tỉnh qua các năm.

Năm 2011, với chính sách lãi suất linh hoạt và chất lượng phục vụ khách hàng đã được cải thiện và quan trọng VCB Nha Trang đã nhìn nhận ra được nguy cơ cạnh tranh của khối ngân hàng TMCP nên đã có sự thay đổi hợp lý. Kết quả thu được là mức tăng đột biến là 120% so với 108% của Sacombank và 107% của ACB.

Đánh giá chung: Trong giai đoạn 2008-2011, VCB Nha Trang đã đạt thị phần ngang bằng với 02 Ngân hàng trong nhóm TMQD là: Vietinbank và BIDV và thu hẹp khoảng cách với ngân hàng Agribank, đồng thời tăng khoảng cách với 02 Ngân hàng TMCP là ACB và Sacombank. Đây chính là cột mốc quan trong trong quá trình nâng cao vị thế của VCB Nha Trang trên địa bàn trong việc huy động vốn. Trong giai đoạn sắp tới, ngoài việc giữ vững được thị phần đang có và tăng thị phần huy động trên toàn tỉnh, VCB Nha Trang đang đứng trước những thách thức lớn để dần nâng cao vị thế của mình trên địa bàn.

2.2.2.2 Thị phần cho vay:

Là một NHTM nên VCB Nha Trang cung cấp đầy đủ các sản phẩm cho vay tới mọi đối tường từ cá nhân đến doanh nghiệp, bao gồm các sản phẩm cho vay sau:

 Cho vay các thành phần kinh tế bao gồm cá nhân và doanh nghiệp.  Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

 Cho vay cán bộ công nhân viên.

 Cho vay cán bộ cán bộ quản lý điều hành.  Cho vay thấu chi tài khoản cá nhân.  Cho vay mua nhà, mua ô tô

 Sản phẩm kinh doanh tài lộc

 . . . các sản phẩm khác liên quan bao gồm: Bảo lãnh, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

Tình hình hoạt động cho vay tại VCB Nha Trang trong giai đoạn 2008- 2011, đạt được những kết quả sau:

Năm 2008: tổng dư nợ đạt 1.102.179 triệu đồng, chiếm 8,4% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn, tăng 72.856 triệu đồng tương đương 7% so với năm 2007. Trong đó: Phân theo kỳ hạn: dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 358.406 triệu đồng tăng 56.387 triệu đồng, dư nợ vay ngắn hạn là 739.267 triệu đồng, tăng 16,469 triệu đồng (+2%) so với năm trước. Phân theo thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước chiếm 13,04%, Cty TNHH và Công ty cổ phần chiếm 38,7%, cho vay tư nhân cá thể chiếm 47,81%. Phân theo ngành hàng: thuỷ sản khoảng 12%, khách sạn nhà hàng 10%, thuốc lá chiếm 13%, điện 10%, còn lại là các ngành vận tải 12%, xây dựng 10 % . . . Nợ xấu trong cả năm là: 2,64%.

Năm 2009: dư nợ đạt 1.573.594 triệu đồng. Trong đó: Phân theo kỳ hạn: dư nợ ngắn hạn là 1.007.100 triệu đồng, chiếm 64% tổng dư nợ; Phân theo nhóm

khách hàng vay: doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 38%, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 39% và phần còn lại thuộc nhóm Doanh nghiệp nhà nước nhà nước.

Phân theo từng nhóm ngành: trong đó cho vay thuỷ sản khoảng 12%, khách sạn

nhà hàng 10%, thuốc lá chiếm 13%, điện 10%, còn lại là các ngành vận tải 12%, xây dựng 10 %. Tỷ lệ nợ xấu trong năm là 1,57%, thấp hơn mức quy định của VCB giao là 2%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010: Tổng dư nợ là 1.702.442 triệu đồng và chiếm khoảng 10.8 % thị phần trên địa bàn. Phân theo kỳ hạn vay: dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.089.563 triệu đồng, chiếm 64% tổng dư nợ. Lý do chủ yếu do nguồn vốn cho vay hiện nay chủ yếu phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh với kỳ hạn vay từ 03 đến 12 tháng. Mảng cho vay bán lẻ, cho vay dự án với thời hạn vay trung, dài hạn mặc dù đã tích cực triển khai nhưng vẫn chưa chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng dư nợ. Phân theo thành phần khách hàng: doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 34%, tư nhân và cá thể chiếm 32% và Doanh nghiệp nhà nước, các thành phần khác chiếm 34%. Phân theo ngành hàng : Tỷ trọng dư nợ phân đều cho các ngành hàng trong đó cho vay thuỷ sản khoảng 12%, khách sạn nhà hàng 10%, thuốc lá chiếm 13%, điện 10%, còn lại là các ngành vận tải 12%, xây dựng 10 %, … Tỷ lệ nợ xấu trong năm là 1,6%, thấp hơn mức quy định của VCB là 2%.

Năm 2011, Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 là 2.273.424 triệu đồng, tăng 33% so với năm 2010. Xét theo cơ cấu thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn chiếm 56% trên tổng dư nợ. Xét về thành phần khách hàng vay vốn: Cơ cấu dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở một só khách hàng lớn như Tổng công ty Khánh Việt, Công ty CP Dệt May Nha Trang. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến Sào Khánh Hòa……. Dư nợ cho vay SME là 529 tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ, giảm 9% so với năm 2010. Dư nợ cho vay thể nhân 516 tỷ qui đồng, tăng 11% so với năm 2010, chiếm khoảng 23% tổng dư nợ. Xét theo ngành hàng: Tỷ trọng dư nợ rải đều cho các ngành hàng trong đó cho vay thuỷ sản khoảng 12%, khách sạn nhà hàng 10%, thuốc lá chiếm 13%, điện 10%, còn lại là các ngành vận tải 12%, xây dựng 10 %.… Tỷ lệ nợ xấu là 0,91% - thấp hơn nhiều so với mức tối đa theo qui định của VCB.

Để đánh giá vị thế của của VCB Nha Trang so với các đối thủ trên cùng địa bàn, thể hiện qua các biểu sau:

Biểu 5: Thị phần cho vay của VCB Nha Trang so với 06 đối thủ trên địa bàn Tỉnh

Đơn vị tính: triệu đồng

VIETINBANK BIDV VCB AGRIBANK SACOMBANK ACB TỔNG CỘNG

DƯ NỢ

Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu

Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % TOÀN TỈNH Nam 2008 1,781,170 15% 1,349,904 11% 1,102,197 9% 2,594,118 22% 627,802 5% 424,103 4% 7,879,295 67% 11,788,410 Nam 2009 2,356,741 15% 1,569,153 10% 1,573,594 10% 2,944,492 19% 1,050,102 7% 422,886 3% 9,916,969 63% 15,810,670 Nam 2010 2,399,096 13% 2,048,708 11% 1,702,442 9% 3,359,291 18% 1,551,160 8% 468,345 2% 11,529,043 61% 18,851,452 Nam 2011 2,580,898 13% 2,262,916 11% 2,273,424 11% 3,424,502 17% 1,672,358 8% 500,925 2% 12,715,024 63% 20,225,470

Ghi chú: Tỷ lệ % được tính trên dư nợ của từng ngân hàng so với dư nợ của toàn tỉnh.

Nguồn: Số liệu thu thập từ các ngân hàng.

Biểu 6: Thị phần cho vay của VCB Nha Trang so với 4 ngân hàng TMQD trên địa bàn Tỉnh.

Đơn vị tính: triệu đồng

VIETINBANK BIDV VCB AGRIBANK TỔNG CỘNG

DƯ NỢ

Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ % Số liệu Tỷ lệ %

TOÀN TỈNH

Nam 2008 1,781,170 26% 1,349,904 20% 1,102,197 16% 2,594,118 38% 6,827,389 58% 11,788,410 Nam 2009 2,356,741 28% 1,569,153 19% 1,573,594 19% 2,944,492 35% 8,443,980 53% 15,810,670 Nam 2010 2,399,096 25% 2,048,708 22% 1,702,442 18% 3,359,291 35% 9,509,537 50% 18,851,452 Nam 2011 2,580,898 24% 2,262,916 21% 2,273,424 22% 3,424,502 32% 10,541,740 52% 20,225,470

Ghi chú: Tỷ lệ % được tính trên dư nợ của từng ngân hàng so với Tổng dư nợ của 04 ngân hàng.

So sánh với khối 04 Ngân hàng TMQD: VCB Nha Trang đã có mức tăng trưởng đáng kế trong giai đoạn 2008 – 2011, với thị phần từ 16% ở năm 2008

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 48)