Sản phẩm thẻ và dịch vụ ngân hàng hiện đại

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 58)

VCB Nha Trang cung cấp tới khách hàng, đầy đủ các loại thẻ với chất lượng tốt nhất, bao gồm:

Thẻ ghi nợ nội địa:

 Thẻ Vietcombank Connect 24  Thẻ Vietcombank SG24

Thẻ ghi nợ quốc tế:

 Thẻ Vietcombank MTV MasterCard  Thẻ Vietcombank Connect24 Visa

Thẻ tín dụng quốc tế:

 Thẻ Vietcombank Visa cội nguồn  Thẻ Vietocombank Master cội nguồn  Thẻ Vietcombank American Express

 Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines American Express

Trong bối cảnh các ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh thu hút khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các đơn vị chấp nhận thẻ bằng nhiều chính sách linh động như : miễn phí phát hành, giảm phí thanh toán, chia sẻ phí điện thoại với khách hàng, lồng ghép các dịch vụ khác …. Nhưng với ưu thế về

thương hiệu, mạng lưới, công nghệ , nhiều tiện ích mới và việc chấp nhận đa dạng các loại thẻ. VCB Nha Trang vẫn phát huy được thế mạnh về hoạt động thẻ so với các Ngân hàng trên địa bàn.

Đến 31/12/2011, các chỉ tiêu về sản phẩm thẻ của VCB Nha Trang đã đạt được, bao gồm:

Số lượng thẻ phát hành:

 Thẻ Connect24: 25.542 thẻ - đạt 298% kế hoạch giao.  Thẻ ghi nợ quốc tế : 2.241 thẻ - đạt 116% kế hoạch giao.  Thẻ tín dụng quốc tế : 1.599 thẻ - đạt 266% kế hoạch giao  Thẻ Amex: 448 thẻ - đạt 107% kế hoạch giao.

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế:

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế qua POS và qua hệ thống ATM đạt 25,1 triệu USD.

Doanh số sử dụng thẻ tín dụng đạt 38,6 tỷ đồng - đạt 96% kế hoạch giao. Doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế đạt 401 tỷ đồng - đạt 95 % kế hoạch giao.

Phát triển Mạng lưới POS: phát triển mới 187 đơn vị - đạt 207% kế hoạch giao. Chi tiết các chỉ tiêu kết quả kinh doanh thẻ trong giai đoạn 2008 - 2011, thông qua biểu dưới đây;

Biểu 8: Kết quả kinh doanh các sản phẩm thẻ của VCB Nha Trang, giai đoạn 2008-2011

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chỉ tiêu Doanh số Doanh số 2009/2008 Doanh số 2010/2009 Doanh số 2011/2010 Số lượng máy ATM 26 32 123% 33 103% 38 115% Số lượng máy POS 105 148 141% 177 120% 187 106% Thẻ Connect24 14,695 16,369 111% 18,698 114% 25,542 137% Thẻ ghi nợ quốc tế 3,147 3,840 122% 3,896 101% 6,137 158% Thẻ tín dụng 126 466 370% 608 130% 1,599 263%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Nha Trang.

Đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại: VCB Nha Trang đi đầu trong việc phát triển kênh phân phối ngân hàng hiện đại, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng tự động với hệ thốngATM, máy POS chiếm đa số hệ số trên thị trường toàn tỉnh. Đến nay, đã triển khai được các dịch vụ sau:

Ngân hàng qua mạng internet (Internet Banking):

 Dịch vụ VCB-iB@nking: truy cập tài khoản, xem số dư, nhận sao kê qua địa chỉ mail, liệt kê giao dịch trong 03 tháng gần nhất, chuyển tiền cho người nhận bằng Chứng minh nhân dân, chuyển tiền cho người nhận ở tại VCB và Các ngân hàng khác trong phạm vi cả nước với mức chuyển tối đa 100.000.000 đồng/ngày.

 VCB-Money (áp dụng cho khách hàng là các định chế tài chính, tổ chức): xử lý giao dịch trực tuyến, truy vấn tài khoản, thanh toán trực tuyến với các giao dịch Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, mua bán ngoại tệ, trả lương tự động . . .

Ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobile-Banking):

 Dịch vụ VCB-SMS-B@nking: thông tin về số dư, thôn tin về hạn mức thẻ tín dụng, thông tin 05 giao dịch gần nhất và chi tiết từng giao dịch; thông tin về tỷ giá, lãi suất; thông tin địa điểm đặt máy ATM, điểm giao dịch; dịch vụ nhắn tin chủ động – nhận tin nhắn thông báo thay đổi số dư khi phát sinh giao dịch.

 Dịch vụ E-Topup: nạp tiền thông qua nhắn tin tới tổng đài hỗ trợ 8170, khách hàng có thể nạp tiền cho thuê bao di động trả trước của tất cả các mạng di động và số tiền nạp được trừ ngay vào tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

 Dịch vụ Mobile BankPlus: là dịch vụ cung cấp cho khách hàng cá nhân là chủ thuê bao di động của mạng Viettel có sử dụng Sim Bankplus, cho phép khách hàng được sử dụng các dịch vụ ngân hàng ngay trên điện thoại, bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong hệ thống VCB giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và tổ chức với hạn mức tối đa là 50.000.000 đ/ngày, tối thiểu 30.000 đ/ngày; Nạp tiền, thanh toán cước viễn thông Viettel, bao gồm thuê bao trả trước, trả sau, dịch vụ D-Com, Homephone; Tra cứu 05 giao dịch gần nhất.

Ngân hàng qua điện thoại (Phone-Banking): thông qua tổng đài hỗ trợ 1900545413, khách hàng có thể truy cập mọi thông tin cần thiết về dịch vụ tài khoản, tỷ giá, lãi suất, chương trình khuyến mãi.

Đánh giá chung: VCB Nha Trang cung cấp đầy đủ các sản phẩm thẻ, nổi bật là thẻ ghi nợ Connect24 và độc quyền thương hiệu thẻ tín dụng Amex, chiếm ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó là hệ thống máy ATM và máy POS rộng khắp đã mang lại lợi thế lớn cho VCB Nha Trang trong quảng bá thương hiệu, bán chéo các sản phẩm. Thêm vào đó với các tiện ích của các dịch vụ Ngân hàng hiện đại đi kèm đã tạo ra cơ hội lớn trong việc giành được những lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng bạn trên địa bàn.

2.2.2.5 Nguồn nhân lực: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số cán bộ công nhân viên đến 31/12/2011 là 128 người gồm 47 nam và 81 nữ. Trong đó: 109 có người trình độ đại học (chiếm 85%), 05 trình độ cao đẳng và 08 người trình độ trung cấp và 11 người trình độ sơ cấp. Tỷ lệ cán bộ nhân viên trẻ chiếm 65%, với độ tuổi trung bình của toàn VCB Nha Trang là: 35 tuổi.

Biểu 9 : Thực trạng nhân lực tại VCB Nha Trang. CHỈ TIÊU Số lượng Tỷ lệ % Tổng số công nhân viên: 128 người 100%

- Nam - Nữ 47 người 81 người 37% 63% Phân theo trình độ 100%

- Đại học và trên đại học

- Cao đẳng

- Sơ cấp

- Chưa qua đào tạo

109 người 08 người 11 người không 85% 6% 9% -

Độ tuổi trung bình 35 tuổi

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 của VCB Nha Trang.

Ban Giám đốc thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, nâng cao kỹ năng chuyên môn về ngân hàng và giao tiếp cho các cán bộ công nhân viên. Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, kho quỹ . . . thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hóa hoạt động nghiệp vụ. Về cơ bản, công tác đào tạo đã đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, phần lớn cán bộ công nhân

viên trẻ đều có ý thức tự học hỏi và trang bị thêm các kiến thức về tin học, ngoại ngữ phục vụ cho yêu cầu công việc.

Đối với chính sách lương, thưởng: trong thời gian dài, VCB áp dụng cơ chế lương nhà nước, tiền lương do ba Bộ duyệt (NHNN – Bộ Tài chính – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nên có nhiều bất cập, chưa thỏa đáng, thấp do mặt bằng chung, không theo kịp các NHTM cổ phần, nên trong một khoảng thời gian dài đã có sự dịch chuyển lao động có trình độ ra khỏi VCB.

Sau khi cố phần hóa, VCB đã áp dụng hệ thống lương mới, các đơn vị hưởng lương theo kết quả kinh doanh, lương tính trên các chỉ tiêu kinh doanh cụ thể như: dư nơ, huy động vốn, phát hành thẻ . . . Cơ chế lương mới đã xóa bỏ cách tính lương theo thâm niên và tính theo công việc, lương quản lý và nhân viên có sự phân hóa rõ rệt.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp luôn được sự quan tâm của VCB nói chung và VCB Nha Trang nói riêng. Bước đầu đã trang bị cho từng nhân viên “Sổ tay văn hóa VCB”, quy định những quy tắc ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp và giữa nhân viên với khách hàng.

“Sổ tay văn hóa VCB” được trang bị cho nhân viên với mục đích mỗi nhân viên VCB cùng chung tay gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa VCB, thông qua việc cùng nỗ lực phấn đầu hướng tới mục tiêu chung của Ngân hàng, điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử hàng ngày thân thiện hơn, văn minh hơn, đồng thời có trách nhiệm hơn trong quan hệ với cộng đồng.

Tuy nhiên, công tác nhân sự của VCB Nha Trang còn một số tồn tại sau:  Nhân viên chưa đổi mới tác phong làm việc, vẫn làm việc theo giờ

hành chính. Chưa bố trí phục vụ khách hàng vào những ngày nghỉ.  Đánh giá nhân viên hàng năm nhiều lúc chưa sát với thực tế, mang

tính chất văn bản giấy tờ, và ý chí chủ quan, gây tâm lý chưa tốt cho nhân viên.

 Các chương trình đào tạo vẫn chưa rõ ràng và định hướng cụ thể, một số sản phẩm ngân hàng hiện đại vẫn còn xa lạ với nhiều nhân viên.  Trong tác nghiệp, tính sáng tạo, đổi mới mang tính đột phá chưa

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh nha trang (Trang 58)