Khen thưởng

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 45)

- Những nhu cầu tự thể hiện (Self – Actualization Needs): Maslow định nghĩa

2. 1.1 Tiền lương

2.2.1.2. Khen thưởng

Để duy trì được những nhân viên giỏi cho doanh nghiệp, trả lương cao chưa đủ mà còn phải thể hiện tính công bằng trong nội bộ doanh nghiệp. Khi nhân viên cảm thấy bị đối xử không công bằng, họ sẽ cảm thấy khó chịu, bị ức chế và chán nản, thậm chí rời bỏ

công việc (Trần Kim Dung, 2009, tr. 279). Khen thưởng công bằng tồn tại khi nhân viên nhận thấy họ đã được khen thưởng xứng đáng với áp lực công việc và vai trò họ hoàn

thành (Netemeyer et al., 1997). Khen thư ởng và sự công nhận có mối tương quan với sự

gắn bó của nhân viên và có tác đ ộng đáng kể đến động lực làm việc của nhân viên (Danish & Usman, 2010), các nhà quản lý có thể sử dụng công cụ này để động viên nhân viên thành công cũng như ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả

lớn hơn trong công việc (Oosthuizen, 2001). Sự gắn bó của nhân viên đều dựa trên cơ sở

là sự khen thưởng và công nhận (Andrew, 2004, xem Danish & Usman, 2010), hay nói cách khác sự gắn bó với tổ chức phụ thuộc vào sự tin tưởng (hay bất mãn) của nhân viên vào hệ thống khen thưởng của tổ chức (Buchanan, 1974; Grusky, 1966; Hrebiniak & Alutto, 1972; Rotondi, 1975; Sheldon, 1971, xem Norris & Niebehr, 1983). Nhìn chung,

khen thưởng và sự công nhận có ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức

(O’Driscoll & Randall, 1999; Zhang, 2000; Karia & Ashari, 2006, xem Zain , Ishak & Ghani, 2009).

Ngày nay, đối với nhân viên các lĩnh vực nói chung và nhân viên ngành Ngân hàng nói riêng, họ rất quan tâm đến tiền thưởng mà họ sẽ nhận được trong quá trình làm việc tại đơn vị không khác gì tiền lương. Họ không còn phân biệt, hay cho rằng có sự khác nhau rõ ràng giữa lương và thưởng. Tất cả đều được xem là thu nhập mà họ được hưởng khi hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mình đối với công ty. Quan điển này cũng đã

được khẳng định trong một số các nghiên cứu trước đó của Phạm Thế Anh (2009), Lê Hồng Lam (2009). Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các đơn vị kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đơn vị mình, vì thế xét cho cùng, tiền

thưởng cũng là khoản được trích ra từ tổng quỹ lương của đơn vị đó. Thực tế, các nhà quản lý luôn trích lại một phần tiền lương (lương kinh doanh) đ ể thành lập nên quỹ khen

thưởng cho nhân viên. Như vậy, có thể thấy rằng hai khái niệm “Lương” và “Thư ởng” đều phản ánh và đo lường một nhân tố. Nhân tố nàyđược gọi là “Lương thưởng”.

Giả thuyết H1:Lương thưởng có ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó của nhân viên

đối với tổ chức.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)