Cơ hội đào tạo và thăng tiến DT_TT

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 57 - 59)

- Những nhu cầu tự thể hiện (Self – Actualization Needs): Maslow định nghĩa

6. Cơ hội đào tạo và thăng tiến DT_TT

6.1 Ngân hàng luôn có chuơng trình và kế hoạch đào tạo tốt DT_TT1

6.2 Tôi được Ngân hàng đào tạo đầy đủ các kiến thức và kỹ năng

để thực hiện tốt công việc của mình DT_TT2

6.3 Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho Tôi học tập nâng cao kiến

thức và trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ DT_TT3

6.4 Chính sách thăng tiến của ngân hàng rất công khai và công

bằng DT_TT4

6.5 Nhìn chung, Tôi hài lòng với cơ hội đào tạo và thăng tiến. DT_TT5

7. Thương hiệu tổ chức TH

7.1 Khi có người ca ngợi thương hiệu của Ngân hàng nơi Tôi làm

việc, Tôi cảm thấy như chính mìnhđược khen ngợi TH1 7.2 Anh/Chị luôn quan tâm đến việc phát triển th ương hiệu của

Ngân hàng TH2

7.3 Thành công của thương hiệu Ngân hàng chính là thành công

của Tôi TH3

8. Văn hóa tổ chức VH

8.1 Tôiluôn được khuyến khích học hỏi kinh nghiệm từ những

sai lầm của sự sáng tạo VH1

8.2 Tôiluôn quan tâm đến tương lai của Ngân hàng VH2

8.3 Tôi luôn nhận được sự hợp tác hỗ trợ của đồng nghiệp khi cần VH3

9. Sự gắn bó với tổ chức GB

9.1 Tôi sẽ nỗ lực hết mình để giúp của Ngân hàng đạt được mục

tiêu chung GB1

9.2 Tôi chấp nhận mọi sự phân công công việc để có thể làm việc

trong Ngân hàng GB2

9.3 Tôi cảm thấy tự hào là nhân viên của Ngân hàng GB3 9.4 Tôikhông có ý định thayđổi Ngân hàng khi có điều kiện

3.2.3. Nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi chính thức (Phụ lục 1) sẽ được chuyển đến từng nhân viên (trực tiếp và gián tiếp) để tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu. Kết quả thu về sẽ được nhập liệu, làm sạch và hành phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.

3.2.3.1.Kích thước mẫu

Độ chính xác của ước lượng phụ thuộc lớn vào cách chọn mẫu. Việc lấy mẫu phải đảm bảo tính tránh thiên lệch, khách quan. Kích thước và phương pháp chọn mẫu được căn cứ vào mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, thời gian và chi phí, nhưng nói chung kích thước mẫu phải đủ lớn. Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều

tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Theo kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair và cộng sự, 1998) và tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983); Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng cần 15 mẫu cho 1 biến đo lường (Bentle và Chou, 1987), còn theo Lê Văn Huy (2007) cần 10 mẫu cho 1 biến đo lường. Trong nghiên cứu này, tác giả chọn phương pháp lấy thuận tiện, tối thiểu 5 mẫu cho 1 biến quan sát. Vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 40 x 5 = 200. Tuy nhiên, tổng số người lao động hiện nay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Khánh Hòa là 156 người. Dođó, tổng số mẫu mà tác giả thu đượclà 156 mẫu.

3.2.3.2.Phương pháp phân tích và x ử lý dữ liệu

Dữ liệu thu về được kiểm tra làm sạch nhằm loại bỏ mẫu không hợp lệ và tiến hành nhập tin mẫu hợp lệ, phân tích trên phần mềm SPSS 16.0.

- Thống kê mô tả: phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để so sánh các nhóm nhân tố liên quan nhằm làm nổi bật những đặc trưng của mỗi nhóm về các nhân tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng và trung thành của mẫu nghiên cứu thông qua bảng tần số, bảng kết hợp nhiều biến, đồ thị, các đại lượng thống kê mô tả,...

- Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha: nh ằm loại bỏ các biến rác (biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3) và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua h ệ số Cronbach’s Alpha. Nhi ều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu

đề nghị rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally,1978; Peterson,1994; Slater,1995). Trong phạm vi nghiên cứu này, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận để sử dụng nghiên cứu.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: mục đích của phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm loại bỏ các biến có trọng số EFA nhỏ hơn 0,4 và kiểm tra tổng phương sai trích được (≥ 0,5) trước khi đưa các biến vào nghiên cứu chính thức. Hơn nữa, trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong phân tích nhân tố khám phá là chỉ số dùng để xem xét sự

thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

- Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện nhằm đánh giá độ phù hợp của mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

3.2.4. Giới thiệu một số kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu thống kê3.2.4.1. Phân tích thống kê mô tả 3.2.4.1. Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)