KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 107 - 109)

- Tham gia các hoạt động chia sẻ, tương trợ khó khăn Các hoạt động chia sẻ,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kỳ vọng của nghiên cứu này là nhận diện một số nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự gắn bó của nhân viên đối với BIDV chi nhánh Khánh Hòa . Trong mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 6 nhân tố gồm: cơ hội đào tạo và thăng tiến;

thương hiệu tổchức; sự hỗtrợ của tổchức;năng lựcbản thân và sự phù hợpmục tiêu; sự

trao quyền; đặc điểm công việcvà lương, thưởng với hy vọng sẽ tìm thấy sự ảnh hưởng

của chúng đến sự gắn bó với tổ chức. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài 2 nhân tốsự trao quyền;và đặc điểm công việcvà lương, thưởng khôngtìm thấyảnh hưởng

của chúng đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức. Các nhân tố còn lại đều có tác

động tích cựcđến sự gắnbó của nhân viên đối với tổ chức, trong đó tác động mạnh nhân

lànhân tố thương hiệu tổchức, năng lựcbản thânvàsự phù hợpmục tiêu.

Kinh tế ngày càng hội nhập, cạnh tranh của thương trường ngày càng khốc liệt thì vấn đề nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trọng. Để thu hút và giữ được nhân viên giỏi, các Ngân hàng nói chung và BIDV chi nhánh Khánh Hòa không ng ừng hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực mà theo đó, mức lương thưởng cùng nhiều chế độ đãi ngộ khác luôn được lãnh đạo các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. John Spack - chuyên gia nhân sự cao cấp của Nissan cho rằng một nhân viên có tinh thần trách nhiệm và luôn cống hiến cho doanh nghiệp có thể đáng giá bằng 10 nhân viên có năng l ực nhưng

không gắn bó với tổchức.

Dưới góc độ nhà quản lý,để giữ chân nhân viên giỏi và gia tăng sựgắn bó củahọ

với tổ chức thì các nhà quản trị nhân sự nên phối hợp với ban giám đốc cũng như các

phòng ban khác trong việc xác định mục tiêu làm việc cho từng nhân viên đồng thời nên cho họ biết đánh giá của bạn về chất lượng công việc mà họ đang thực hiện. Hãy để họ

biết nếu họ làm việc tốt, họ đáng được khen ngợi hoặc được xem xét tăng lương, thưởng hoặc thăng tiến nghề nghiệp. Nhà quả trị đừng quá khắt khe trong việc kiểm soát công việc của nhân viên. Hãy để họ làm việc theo phong cách riêng của mình, miễn là mục tiêu cuối cùng mà tổchức cần, họ phải thực hiện và đạt được. Việc đối xử, quan tâm của nhà quản lý đến nhân viên là rất quan trọng, điều đó kích thích sự nhiệt tình trong công việc của các nhân viên và gia tăng sựgắnbó của nhân viên với tổchức. Bên cạnh nhà quản lý cầnphải tạo dựng uy tín và niềm tin trong lòng nhân viên. Nhà quảnlýcần thường xuyên

tham khảo ý kiến của nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, chia sẻ những thông tin kinh doanh với nhóm để nhân viên thấy được mối liên quan giữa công việc họ đang làm và kết quả mà công ty đang đạt được. Có như vậy, các nhân viên sẽ cảm thấy mình được coi trọng, cảm thấy trong sự phát triển của công ty luôn có phần

đóng góp nào đó của mình. Bên cạnh sự quan tâm, coi trọng nhân viên, nhà quảnlýnên tổ

chức những hoạt động mang tính chất vui chơi, giải trí tại công ty để đánh dấu những dịp

đặt biệt và cố gắng tạo ra một môi trường thân thiện để mọi người có thể cười vui trong

văn phòng cũng như dành thời gian để tìm hiểu một chút về gia đình và cuộc sống riêng

tưcủa họ, nhằm gia tăng mối quan hệgiữacác nhân viên với nhau và giữa nhân viên với

nhà quảnlý (Theo BW portal).

Với kỳ vọng nghiên cứu này sẽ tìm thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố sự trao quyền;đặc điểm công việcvà lương, thưởng đến sựgắnbó của nhân viên với tổchức, tuy nhiên với phạm vi nghiên cứu hẹp, số lượng mẫuhạn chế trước mắt đã không tìm thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến sựgắnbó của nhân viên với tổchứcvà khả năng khái

quát chưa cao. Tuy nhiên, không vì thế mà Ban lãnh đạo xem nhẹ các nhân tố này mà nên có những biện pháp hữu hiệu để biến chúng trở thành những động lực tăng thêm sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức mình. Nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu về sau vàmởra hướng nghiên cứu các nhân tố này với phạm vi rộng hơn ởcấp độ toàn hệthống ngân hàng thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam và rộng hơn là toàn ngành ngân hàng; số lượng mẫu lớn hơn nhằm đánh giá một cách khái quát và toàn diện hơn các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên đối với tổchức.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 107 - 109)