Thuyết về nhu cầu của David Mc.Clelland

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 42 - 43)

- Những nhu cầu tự thể hiện (Self – Actualization Needs): Maslow định nghĩa

2.1.2.2.Thuyết về nhu cầu của David Mc.Clelland

David Mc.Clelland cho rằng con người có ba nhu cầu cơ bản: nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực. Nhu cầu thành tựu: người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn theo đuổi việc giải quyết, hoàn thành công việc tốt hơn, đạt được

những thành công cao hơn b ằng chính hành động của mình. Họ muốn thấy rằng thành công hay thất bại là do kết quả của những hành động của họ. Điều này có nghĩa là họ

thích các công việc mang tính thách thức. Những người có nhu cầu thành tựu cao nếu được động viên sẽ làm việc tốt hơn. Theo ông, người có nhu cầu thành tựu cao là người có:

(1) Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân;

(2) Xu hướng đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ; (3) Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức;

(4) Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ.

Nhu cầu liên minh: giống như nhu cầu tình yêu xã hội của A.Maslow– được chấp

nhận, tình yêu, bạn bè... Người lao động có nhu cầu liên minh mạnh mẽ sẽ làm việc tốt ở

những loại công việc mà sự thành công của nó đòi hỏi kỹ năng quan hệ và sự hợp tác.

Những người có nhu cầu liên minh mạnh rất thích những công việc mà qua đó tạo ra sự

thân thiện và các quan hệ xã hội.

Nhu cầu quyền lực: người có động cơ cao về quyền lực thì thích đảm nhận trách nhiệm, thường là cố gắng tác động đến người khác, thích đượcở vào địa vị có tính cạnh tranh vàđược coi trọng; họ quan tâm nhiềuđếnảnh hưởng của mình đến người khác.Như

vậy, nhu cầu quyền lực xem như là nấc thang danh vọng của cá nhân.

Như vậy, thuyết của David Mc.Clelland đã cho thấy, các nhà quản lý muốn khuyến

khích người lao động làm việc, gắn bó với doanh nghiệp thì phải nghiên cứu mức độ cao thấp của ba loại nhu cầu này để có những biện pháp khuyến khích hợp lý. Từ thuyết của

David Mc.Clelland, chúng ta có thể rút ra nhận định rằng: sự thăng tiến và hiệu quả trong một tổ chức có tương quan chặt chẽ với nhu cầu quyền lực, qua đó sé có tác động trực tiếp đến mức độ gắn bó của nhân vi ên đối với tổ chức.

Một phần của tài liệu một số nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh khánh hòa (Trang 42 - 43)