7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan
3.2. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển du lịch Hà Tiên đến năm 2020
3.2.1. Hình thành chiến lược từ ma trận SWOT
Trên cơ sở các cơ hội, đe dọa, điểm mạnh và yếu quan trọng, cốt lõi đã được xác định ở trên, Ma trận SWOT để đề xuất chiến lược được xây dựng như sau:
Bảng 3.1. Xây dựng ma trận SWOT của du lịch Hà Tiên
MA TRẬN SWOT Chiến lược phát triển du
lịch Hà Tiên đến năm 2020
Cơ hội (O)
1. Ổn định chính trị, an ninh trật tự.
2. Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu.
3. Khách du lịch quốc tế ngày càng tăng.
4. Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
5. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng.
6. Là địa phương nằm trong đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Chính phủ.
7. Tỉnh Kiên Giang đang quy hoạch tổng thể các dự án du lịch tạo tiền đề cho du lịch Hà Tiên.
Đe doạ (T)
1. Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. 2. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu sự ổn định. Điều này gây khó khăn cho ngành du lịch nhất là khi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến du khách nước ngoài. 3. Ý thức, văn hoá, ứng xử của người dân Hà Tiên chưa cao.
4. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong khu vực và trên thế giới tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch. 5. Áp lực cạnh tranh trong ngành du lịch cao. 6. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ.
Điểm mạnh (S) 1. Nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đặc sắc. Có loại hình du lịch nghỉ dưỡng,
Các chiến lược S-O
- S1,2,3,6O1,3,5: Quảng bá,
tiếp thị thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế ở qui mô lớn hơn, sâu
Các chiến lược S-T
- S1,4T1,2,5: Tạo môi trường
thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động du lịch.
du lịch biển, du lịch sinh thái.
2. Lực lượng lao động đang tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Người dân địa phương thân thiện, chất phác.
3. Có đường biên giới chung với Campuchia, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và cột mốc biên giới 314. 4. Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
5. Có đội ngũ nhân viên hướng dẫn du lịch thông thạo tiếng Kh’me.
6. Có các lễ hội (Năm văn hóa du lịch, Giỗ Mạc Cửu, Tao đàn Chiêu Anh Các) được tổ chức hàng năm.
rộng hơn với điểm nhấn là cột mốc biên giới, du lịch đường biên và các lễ hội.
- S4O1,6,7: Hoàn thiện và
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
- S3,5O2,3,4: Phát huy lợi thế
đường biên giới, liên kết mở các tour sang vương quốc Campuchia và ngược lại.
- S4O6,7: Tiếp tục định hướng quy hoạch du lịch Hà Tiên đúng hướng, khai thác có hiệu quả trong quy hoạch tổng thể của Kiên Giang.
- S3,5T1,5: Xây dựng siêu thị miễn thuế, chợ biên giới trong khu chức năng kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.
- S2T3,6: Xây dựng văn hoá du lịch tại địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Điểm yếu (W)
1. Hoạt động xúc tiến và quảng bá chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa mang tính chuyên nghiệp.
2. Vị trí địa lý không thuận lợi, nằm ở cực Tây Nam đất nước.
3. Các điểm hội nghị chưa
Các chiến lược W-O
- W1,2O1,3,5: Quảng bá, tiếp
thị thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế ở quy mô lớn hơn, sâu rộng hơn.
- W3,4O1,2: Phát triển loại hình du lịch công vụ. - W6O3,6: Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động
Các chiến lược W-T - W7T3,6: Xây dựng văn hoá du lịch tại địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- W4,5,7T2,3: Tăng cường,
hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
đủ sức chứa số lượng khách đông với những cuộc hội nghị mang tầm cỡ quốc gia.
4. Hoạt động du lịch chỉ mới phát triển về bề rộng mà chưa đi vào chiều sâu, trên địa bàn còn thiếu các dịch vụ nhà hàng cao cấp, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm.
5. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn phức tạp. 6. Đội ngũ hướng dẫn viên, chuyên gia quản lý giỏi, nhân viên phục vụ có kỹ năng còn thiếu và yếu. 7. Nạn cò mồi, bán hàng rong chưa được chặn đứng. Đời sống một bộ phận dân cư còn thấp, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức xây dựng thành phố du lịch trong dân cư chưa cao.
ngành du lịch.
- W4O1,2,6: Hoàn thiện và
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
3.2.1.1. Nhóm phương án chiến lược S-O
- (S-O)1 là kết hợp S1,2,3,6O1,3,5: Quảng bá, tiếp thị thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế ở qui mô lớn hơn, sâu rộng hơn với điểm nhấn là cột mốc biên giới, du lịch đường biên và các lễ hội.
- (S-O)2 là kết hợp S4O1,6,7: Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
- (S-O)3 là kết hợp S3,5O2,3,4: Phát huy lợi thế đường biên giới, liên kết mở các tour sang vương quốc Campuchia và ngược lại.
- (S-O)4 là kết S4O6,7: Tiếp tục định hướng quy hoạch du lịch Hà Tiên đúng hướng, khai thác có hiệu quả trong quy hoạch tổng thể của Kiên Giang.
3.2.1.2. Nhóm phương án chiến lược S-T
- (S-T)1 là kết hợp S1,4T1,2,5: Tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động du lịch.
- (S-T)2 là kết hợp S3,5T1,5: Xây dựng siêu thị miễn thuế, chợ biên giới trong khu chức năng kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên.
- (S-T)3 là kết hợp S2T3,6: Xây dựng văn hoá du lịch tại địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
3.2.1.3. Nhóm phương án chiến lược W-O
- (W-O)1 là kết hợp W1,2O1,3,5: Quảng bá, tiếp thị thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế ở qui mô lớn hơn, sâu rộng hơn.
- (W-O)2 là kết hợp W3,4O1,2: Phát triển loại hình du lịch công vụ.
- (W-O)3 là kết hợp W6O3,6: Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động ngành du lịch. - (W-O)4 là kết hợp W4O1,2,6: Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
3.2.1.4. Nhóm phương án chiến lược W-T
- (W-T)1 là kết hợp W7T3,6: Xây dựng văn hoá du lịch tại địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- (W-T)2 là kết hợp W4,5,7T2,3: Tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
Trên cơ sở các gợi ý chiến lược của ma trận SWOT, tác giả đã xem xét toàn diện và tiến hành gộp các đề xuất phương án chiến lược có thể để có được các chiến lược phát triển du lịch Hà Tiên đến năm 2020, cụ thể:
+ Chiến lược 1 là (S-O)3: Phát huy lợi thế đường biên giới, liên kết mở các tour sang vương quốc Campuchia và ngược lại.
+ Chiến lược 2 gồm (S-O)1 và (W-O)1: Quảng bá, tiếp thị thương hiệu du lịch Hà Tiên trên thị trường trong nước và quốc tế ở quy mô lớn hơn, sâu rộng hơn với điểm nhấn là cột mốc biên giới, du lịch đường biên và các lễ hội.
+ Chiến lược 3 gồm (S-O)2, (S-O)5, (S-T)1, (S-T)2 và (W-O)4: Tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động du lịch để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào các dự án khu du lịch đầm Đông Hồ, quần đảo Hải Tặc, siêu thị miễn thuế, chợ biên giới,... Tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch trong thời gian tới.
+ Chiến lược 4 là (W-O)2: Phát triển loại hình du lịch công vụ.
+ Chiến lược 5 gồm (S-T)3 và (W-T)1: Xây dựng văn hoá du lịch tại địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
+ Chiến lược 6 gồm (W-O)3 và (W-T)2: Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động ngành du lịch; đồng thời tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
3.2.2. Lựa chọn các phương án chiến lược
Trên cơ sở quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển đến 2020 của Du lịch Hà Tiên, tác giả đã cùng với các nhà lãnh đạo du lịch Hà Tiên xem xét kỹ lưỡng các chiến lược được đề xuất ở trên và nhận thấy các chiến lược này không có xu hướng loại trừ lẫn nhau, mà ngược lại chúng bổ sung cho nhau để hình thành hệ thống chiến lược mang tính tổng thể nhằm giúp địa phương thực hiện được các mục tiêu chiến lược và tầm nhìn đã trình bày ở trên. Do vậy, việc sử dụng ma trận QSPM (ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng) để loại trừ các chiến lược ít quan trọng là không cần thiết cho trường hợp này. Chúng ta có thể phân tích mối liên kết của các chiến lược này như sau:
Trước mắt để phát triển và thu hút lượng du khách tại thời điểm hiện nay cần phải có bước đột phá phát triển các sản phẩm du lịch mới, như thế chúng ta cần thực thi các chiến lược 1, 2 và 4 như: Liên kết mở các tour sang vương quốc Campuchia và ngược lại, nâng cấp các lễ hội hàng năm mang tầm vóc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, xác định cửa khẩu Hà Tiên và cột mốc 314 là điểm đến đặc biệt quan trọng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia, phát triển loại hình du lịch công vụ.
Song song bên cạnh đó chúng ta cần thực hiện chiến lược 3 là tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động du lịch để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào các dự án khu du lịch đầm Đông Hồ, quần đảo Hải Tặc, siêu thị miễn thuế, chợ biên giới,... và trong tương lai tiếp tục luôn luôn hoàn thiện, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch. Chiến lược 5 và 6 sẽ giúp cho ngành du lịch Hà Tiên phát triển du lịch một cách bền vững.
Thật vậy, các chiến lược này có mối quan liên hệ mật thiết với nhau; hiện nay, các sản phẩm du lịch Hà Tiên còn ít, vì vậy cần phát triển sản phẩm mới, muốn phát triển các sản phẩm mới thì cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, muốn thực thi tốt các chiến lược trên thì chúng ta cần phải tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp du lịch và để giữ vững thế mạnh, hạn chế điểm yếu của mình, phát triển du lịch một cách bền vững hướng vào tương lai; quảng bá thương hiệu, xây dựng văn hóa du lịch, bảo vệ tài nguyên, môi trường, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động; trong đó vai trò quản lý nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng, là hạt nhân để thực hiện các chiến lược trên.
3.3. Một số giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược
3.3.1. Phát huy lợi thế đường biên giới, liên kết mở các tour sang vương quốc Campuchia và ngược lại Campuchia và ngược lại
Những năm gần đây khách du lịch Việt Nam có xu hướng đi du lịch sang các nước láng giềng rất nhiều, đặc biệt là sang Campuchia. Tận dụng lợi thế về cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, thủ tục xuất nhập cảnh giữa hai nước tương đối dễ dàng và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Campuchia tương đồng với Việt Nam, nên việc liên kết mở các tour du lịch sang nước bạn và ngược lại không khó khăn.
Cần tập trung thiết kế nhiều tour đi vào các dịp hè từ tháng 4 cho đến tháng 7, vì đây là thời gian khách du lịch tới Campuchia đông nhất. Hầu như tháng nào trong năm ở Campuchia cũng có những ngày lễ hội, tháng 1, tháng 4 và tháng 5 là những tháng có nhiều lễ hội nhất và những ngày lễ có thể kéo dài tới cả tuần.
Chính quyền địa phương cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xúc tiến liên kết với đối tác Campuchia, như khi có những chuyến công tác sang nước bạn thì nên cho phép các doanh nghiệp du lịch tháp tùng đi theo đoàn nhằm tìm kiếm những cơ hội liên kết đối tác và quảng bá du lịch. Đồng thời, doanh nghiệp cần đặt văn phòng tại những thành phố lớn như thành phố Phnôm Pênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
3.3.2. Quảng bá, tiếp thị thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế ở quy mô lớn hơn, sâu rộng hơn với điểm nhấn là cột mốc biên giới, du lịch đường biên và các lễ hội
Việc nâng cấp các lễ hội lên tầm cao hơn thành cấp khu vực và cấp quốc gia là một hình thức quảng bá, tiếp thị thương hiệu của du lịch. Có thể nói, lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản ánh tâm thức con người Việt Nam một cách trung thực. Một hiện tượng thường gặp là chúng ta mới chỉ giới thiệu được lớp văn hoá bề mặt của từng lễ hội, mà chưa thấy được lớp văn hoá ẩn tàng sâu hơn, lớp tín ngưỡng chìm trong các trò diễn một cách kín đáo, khuất khúc. Chúng ta làm sao bóc được hết các lớp tín ngưỡng, văn hoá đã lắng đọng ở chiều sâu trong lễ hội truyền thống giới thiệu cho du khách. Một hiện tượng khác cũng thường bắt gặp là trong khi giới thiệu về lễ hội, nơi chỉ nhấn mạnh tính địa phương mà không chú ý đến tính phổ quát. Cần giới thiệu cho du khách thấy tính chung và tính riêng, nét đặc thù của mỗi lễ hội.
Lễ hội hàng năm của Hà Tiên liên quan sâu đậm đến hình ảnh “Hà Tiên thập cảnh” và dòng họ Mạc; vì vậy, chúng ta cần tôn tạo hệ thống các cảnh quan du lịch có liên quan và các lăng tẩm của nhà họ Mạc.
Nâng cấp lễ hội lên tầm cao hơn thành cấp khu vực và cấp quốc gia, dẫn đến hiện tượng làm đơn điệu hóa, trần tục hóa, quan phương hóa và thương mại hóa lễ hội; qua lễ hội sẽ hồi sinh một số hiện tượng tệ nạn và mê tín, dị đoan như: bói toán, rút thẻ, bán sách tướng số, tử vi, cờ bạc trá hình,... tình trạng đốt đồ mã tràn lan gây ảnh hưởng đến môi trường và tốn kém về kinh tế; cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng, dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu mật độ đông của du khách dẫn đến yếu tố tâm linh suy giảm; nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý văn hoá và của xã hội về tính chất, đặc điểm, vai trò và vị trí của lễ hội chưa toàn diện, chưa đầy đủ, chưa chuẩn xác. Vì vậy chúng ta cần chú ý và khắc phục những tồn tại được nêu trên.
Để khách du lịch ngày càng biết đến Hà Tiên thì việc tăng cường quảng bá hình ảnh Hà Tiên là một việc làm hết sức cần thiết và cần phải làm thường xuyên. Hiện nay khi thông tin phát triển thì việc quảng bá hình ảnh của Hà Tiên không phải là việc làm quá khó khăn, có thể quảng bá du lịch Hà Tiên thông qua mạng internet, thông qua các cuộc hội thảo về du lịch Hà Tiên, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình,…
Để du khách biết được những địa danh như: Thạch Động, Mũi Nai, Lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung,… những đặc sản mà họ có thể mua như: hải sản khô, nước mắm,… ở đâu, những địa điểm lưu trú, ẩm thực,… Trung tâm xúc tiến Thương mại và Du lịch thị xã phải nhanh chóng hoàn thành Website du lịch Hà Tiên nhằm quảng bá thương hiệu du lịch Hà Tiên đến du khách trong và ngoài nước; ngoài ra bằng nhiều hình thức khác như tờ rơi, ấn phẩm, bản tin ra đĩa CD để quảng bá tiềm năng du lịch