Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế –xã hội trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 38)

7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan

1.3. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế –xã hội trên địa bàn thị xã

Hà Tiên

Khi du lịch ở Hà Tiên phát triển sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tiên trên các lĩnh vực sau:

* Về kinh tế

Du lịch ở Hà Tiên phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển đặc biệt là các dịch vụ phục vụ cho du khách. Khi Hà Tiên trở thành trung tâm du lịch với lượng du khách lớn thì mọi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ tăng lên nhằm cung ứng nhu cầu cho khách du lịch như khách sạn, nhà hàng,…; mặt khác, với sự phát triển của du lịch sẽ thu hút lao động vào các ngành nghề phục vụ du lịch từ đó giải quyết được công ăn, việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Tâm lý du khách, khi đến nơi nào đó đều muốn mua ít nhiều sản phẩm đặc trưng của chuyến đi làm kỷ niệm cho bản thân hoặc tặng cho người thân. Từ đó kích thích Hà Tiên đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng về số lượng, chất lượng lẫn mẫu mã hàng hoá, đồng thời cũng quảng bá thương hiệu cho sản phẩm mình, địa phương mình thông qua du khách.

* Về quốc phòng, an ninh

Hà Tiên có một vị trí quan trọng trong thế trận phòng thủ phía Tây Nam của tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung. Quán triệt sâu sắc quan điểm củng cố quốc phòng, an ninh là nhằm đảm bảo cho môi trường, ổn định cho kinh tế - xã hội, ngược lại, kinh tế - xã hội phát triển góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng. Vì vậy, khi Hà Tiên phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch thì việc đảm bảo quốc phòng, an ninh là rất quan trọng.

Biết rằng để phát triển du lịch là nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước, là sự giao lưu giữa các nền văn hoá với nhau và mang lại một nguồn thu nhập khá lớn cho ngân sách. Song không phải vì thế mà lơ là mất cảnh giác. Một số phần tử lợi dụng cơ chế chính sách mở cửa thông thoáng của Đảng và Nhà Nước ta đội lốt du khách, hoặc các nhà đầu tư móc ngoặc với các phần tử phản động trong nước chống phá cách mạng nước ta.

* Về văn hoá –xã hội

Phát triển du lịch Hà Tiên sẽ là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các vùng miền và các quốc gia trên thế giới .Thông qua du lịch du khách không chỉ tìm để tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên mà còn tìm hiểu phong tục, tập quán những di tích, lịch sử của từng địa phương để tăng cường sự hiểu biết của mình để mọi người gần nhau, hiểu nhau hơn tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa các vùng, miền làm cho con người gắn bó, đoàn kết với nhau hơn vì mục đích hoà bình, tiến bộ của nhân loại.

* Về môi trường

Để Hà Tiên trở thành một trung tâm du lịch chất lượng cao và bền vững thì việc bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Khi vệ sinh môi trường không đảm bảo thì lượng du khách sẽ giảm, bởi du khách đến đây để tìm không khí trong lành nhằm nghỉ dưỡng, bồi dưỡng sức khoẻ. Chính vì vậy, để thu hút khách đến với Hà Tiên đòi hỏi chính quyền địa phương cùng nhân dân thị xã trước tiên phải có ý thức bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đẹp, tuyên truyền cho du khách công tác bảo vệ môi trường nhằm mục đích ngày càng phục vụ tốt hơn cho du khách,…

Để nói lên vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thị xã Hà Tiên, chúng ta có các văn bản sau:

- Quyết định số 19/2009/TTg ngày 03/2/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020, Hà Tiên đã được Chính phủ định hướng phát triển: “Xây dựng Hà Tiên trở thành trung tâm dịch vụ - du lịch lớn của vùng; đồng thời là đô thị cửa khẩu hiện đại ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc”, với nhiệm vụ “Xây dựng nhanh khu du lịch Hà Tiên gắn liền với phát triển kinh tế cửa khẩu”. [19]

- Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên đầu tư phát triển đối với 4 vùng du lịch trọng điểm: “Vùng Phú Quốc phát triển thành trung tâm du lịch, giao thương tầm cỡ quốc gia và quốc tế; vùng Hà Tiên - Kiên Lương phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan và văn hóa lịch sử; vùng Rạch Giá và phụ cận (Hòn Đất, Kiên Hải) phát triển du lịch lịch sử, mua sắm, vui chơi, giải trí, vùng U Minh Thượng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử gắn liền với nghiên cứu khoa học. Hình thành các tuyến du lịch chính: Kết nối các vùng du lịch trọng điểm với thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; tuyến du lịch biển kết

nối Phú Quốc, Hà Tiên với một số tỉnh, thành phố của Campuchia, Thái Lan; kết nối Phú Quốc với các nước trên thế giới thông qua cảng hàng không.” [20]

- Đại hội Đảng bộ thị xã Hà Tiên lần thứ XI nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế thương mại dịch vụ - du lịch: “Phát triển mạnh du lịch làm cơ sở để thúc đẩy các dịch vụ thương mại, phát triển thương mại cùng các loại hình khác để thu hút khách du lịch, cần tập trung thực hiện tốt công tác điều chỉnh, bổ sung, xây dựng nâng thị xã đạt tiêu chí đô thị loại III để làm cơ sở đẩy nhanh và thu hút đầu tư, tạo sức bật mới cho phát triển thương mại và du lịch. Xây dựng văn hóa ứng xử tốt đẹp với du khách trong dân. Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ du lịch, dần hình thành trung tâm thương mại biên giới, xây dựng Hà Tiên trở thành trọng điểm về kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng và đối ngoại của tỉnh Kiên Giang, của khu vực đồng bằng sông Cửu Long,…”. [18]

- Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã Hà Tiên về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 nêu rõ: “Thực hiện các tiêu chí xây dựng thị xã Hà Tiên thành Thành phố văn hóa du lịch. Phát triển và nâng cấp các lễ hội truyền thống của địa phương, kết hợp giới thiệu quảng bá du lịch nhằm phục vụ du khách đến với Hà Tiên góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.” [9]

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)