7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan
3.3.7. Tăng cường, hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch
Để du lịch Hà Tiên phát triển đúng hướng thì vấn đề quản lý nhà nước trên lĩnh vực này là rất quan trọng, nó đảm bảo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.
Những năm qua việc quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế như chưa có một quy chế, nội quy mang tính pháp lý để bảo vệ, quản lý, khai thác kinh doanh du lịch tại các khu du lịch. Tình trạng kinh doanh thiếu tổ chức tránh sự kiểm tra của nhà
nước còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, do chạy theo lợi nhuận, cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển ngành du lịch của thị xã. Vì vậy, phải kiện toàn bộ máy quản lý du lịch từ Phòng văn hoá – Thể thao và Du lịch, sắp xếp những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi vào các chức vụ chủ chốt. Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, thẩm định dự án và cấp phép đầu tư tạo môi trường thông thoáng khuyến khích các thành phần kinh tế, đa dạng hoá các loại hình du lịch. Thành lập các ban quản lý tại các điểm du lịch. Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế liên ngành, liên vùng rất cao. Chính vì vậy trong hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tăng cường sự liên doanh, liên kết, sự phối hợp giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nước là vô cùng cần thiết. Các ngành có liên quan tựa như mắc xích trong dây chuyền phục vụ khách, mà thiếu chúng hoạt động du lịch tất yếu bị bế tắc kém hiệu quả. Vì vậy sự liên kết trước hết ở đây là sự phối hợp, thống nhất với các ngành liên quan như: hải quan, công an, giao thông vận tải, văn hoá thông tin,… sự thống nhất này thể hiện qua các chính sách. Các qui định của chính phủ, các văn bản quy định trên cơ sở những đề xuất của ngành du lịch và phải thực thi tại từng điểm du lịch.
Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư. Tổ chức xúc tiến đầu tư ở các tỉnh, thành trong nước để vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư, lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời, chính quyền địa phương đối thoại và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, hỗ trợ hết sức cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, không ngừng khắc phục mọi khó khăn, trở ngại trong thủ tục đầu tư để bảo đảm một môi trường kinh doanh thông thoáng, một khung pháp lý minh bạch. Thực hiện các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế, gồm: Đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin kinh tế và pháp luật, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.