7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan
2.4.2. Sự tácđộng của môi trường vi mô
2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh chính
Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành, liên vùng nên trong nhiều trường hợp, sự phát triển mang tính đặc thù của từng địa phương sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành các tuyến du lịch phong phú và đa dạng. Do sự phát triển tương tự vì cùng dựa trên những tài nguyên du lịch giống nhau và trình độ quản lý tương đương nhau nên giữa các địa phương không tránh khỏi sự cạnh tranh trong việc thu hút
khách, thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và khả năng nên chỉ chọn phân tích ngành du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh trở vào phía Nam là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch Hà Tiên, ở đây tác giả chọn điểm du lịch huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) (có phân tích ở phần 2.3.11.).
Đe doạ tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Áp lực cạnh tranh trong ngành du lịch cao”. 2.4.2.2. Khách hàng
Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, do đó khách hàng trung thành là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu mà doanh nghiệp mang đến cho họ được thỏa mãn tốt hơn. Người mua tranh đua với ngành bằng cách ép giá giảm xuống, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành.
Đã từ lâu khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” không còn xa lạ với tất cả chúng ta, bản thân khách hàng cũng thấy được quyền lực của mình. Có thể nói rằng, sự sống còn của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sức tiêu thụ và sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng của ngành là: Du khách các nơi, du khách nước ngoài, dừng chân thời gian ngắn (du lịch theo tuyến), du khách trong tỉnh, đòi hỏi của du khách ngày càng cao.
Nguồn khách nội địa chủ yếu là các đoàn khách theo các tour do các công ty tổ chức, khách vãng lai, hoặc quan hệ với các ngành có nguồn khách thường xuyên như các đoàn công tác, thương nhân đến Hà Tiên khảo sát tìm kiếm cơ hội làm ăn hay dự hội nghị, hoặc các tổ chức, hiệp hội, các sở ban ngành,…
Thị trường khách trong nước là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Bên cạnh đó với tài nguyên du lịch hấp dẫn, Hà Tiên có nhiều cơ hội phát triển khách du lịch nội địa. Đối với du lịch Hà Tiên thị trường truyền thống là từ thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.
Như vậy, với tầm nhìn đến năm 2020 thì các cơ hội tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng” và đe doạ cần lưu ý tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ”.
2.4.2.3. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng cho du lịch Hà Tiên được phân loại như sau:
- Các điểm du lịch: Bao gồm các yếu tố tự nhiên sẵn có và các công trình được xây dựng cộng với sự phục vụ của các nhân viên tại hiện trường.
- Hệ thống nhà nghỉ khách sạn, phương tiện đi lại, quán ăn nhà hàng,… (xem phần 2.3.4.2; 2.3.4.3; 2.3.4.4).
- Tổ chức tour: là cách thức, lịch trình của chuyến du lịch. Họ chính là người mối kết du khách với nơi tham quan và tiện nghi, đồng thời họ hướng dẫn du khách “tận hưởng” những khoảng thời gian tại nơi tham quan, có thể nói người tổ chức tour chính là người thiết kế một chuyến du lịch cho du khách. Tại Hà Tiên có ít tổ chức kinh doanh loại hình này, chủ yếu là các công ty tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện loại hình này (xem phần 2.3.4.1.).
- Nguồn cung cấp nhân lực lao động: là các sở đào tạo nhân sự ngành du lịch cho địa phương (xem phần 2.3.6).
- Nhà cung cấp nguyên liệu: Để đảm bảo vệ sinh an toàn và độ tươi ngon cho thực phẩm, các nhà hàng, khách sạn ở Hà Tiên thường lấy nguồn hàng từ chợ hải sản. Hiện tại, hầu hết các nhà cung ứng nguyên liệu cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn có khả năng cung ứng hàng khá ổn định, điều quan trọng là các nguyên liệu mà họ cung cấp đều đảm bảo tươi ngon và độ an toàn vệ sinh cao vì đây là những mặt hàng phổ biến, có nhiều người bán trên thị trường và cũng dễ tìm nhà cung cấp mới.
- Nhà cung cấp vốn: Ngoài các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn huy động của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, các tổ chức cấp vốn là các ngân hàng; quỹ đầu tư; các công ty tài chính, tập đoàn bảo hiểm,... Ngoài ra, có thể dùng các giải pháp tài chính để huy động vốn như: liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, thuê mua tài chính,…
Qua phân tích, tác giả không nhận thấy cơ hội hay đe doạ quan trọng đối với yếu tố này.
2.4.2.4. Đối thủ tiềm ẩn
Không mạnh hơn, nhưng sự xuất hiện của các đối thủ này đã làm tăng thêm khối lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp vào thị trường do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành. Đối thủ mới tìm được đúng đối tượng khách hàng có khả năng năng thanh toán và có quan điểm tiêu dùng đã thay đổi. Đối thủ mới mạnh hơn mang đến
năng lực sản xuất mới, và không che dấu mong muốn chiếm lĩnh một phần nào đó của thị trường. Nếu nhập cuộc họ sẽ tạo ra một số biến động trong toàn ngành với chiến thuật bán giảm giá để lôi kéo và thu hút khách hàng.
Ngày nay với sự tăng trưởng không ngừng của ngành công nghiệp không khói cùng với việc nhu cầu được vui chơi giải trí, được khám phá những phong cảnh đẹp, những tập tục truyền thống, những nét văn hoá đặc sắc của các vùng miền của các dân tộc trên thế giới của con người ngày càng được chú trọng đến.
Hiện nay, theo tác giả nhận thấy, đối thủ tiềm ẩn trực tiếp đến ngành du lịch Hà Tiên là ngành du lịch huyện Kiên Lương. Trước ngày 09/8/2006, khi hòn Phụ Tử chưa bị đổ gãy, đây là địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi về miền Tây Nam; tuy nhiên, sau thời điểm hòn Phụ Tử bị đổ gãy, lượng du khách giảm hẳn. Hiện nay chính quyền địa phương huyện Kiên Lương đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư vào khu du lịch trên và có nhiều quy hoạch du lịch được UBND tỉnh phê duyệt nhằm khôi phục lại ngành du lịch Kiên Lương. Đây có thể xem là đối thủ tiềm ẩn cho du lịch Hà Tiên, tuy nhiên với vị trí địa lý không thuận tiện so với Hà Tiên, và biểu tượng du lịch bị đổ gãy thì du lịch Kiên Lương hiện nay chưa phải là đe doạ quan trọng đối với du lịch Hà Tiên.
2.4.2.5. Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng và lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới các sản phẩm thay thế ngành du lịch Hà Tiên sẽ bị rơi lại ở thị trường nhỏ bé. Do đó, các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Du lịch là một nhu cầu không thể thay thế được. Hiện tại, ngành du lịch Hà Tiên chưa khai thác tất cả những điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, con người để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch, đây có thể xem là lợi thế của du lịch Hà Tiên. Vì vậy, Hà Tiên cần phải nỗ lực và có giải pháp đúng hướng phát triển các sản phẩm thay thế. 2.4.3. Xác định các cơ hội và đe doạ quan trọng của du lịch Hà Tiên
Các cơ hội của du lịch Hà Tiên
- Ổn định chính trị, an ninh trật tự.
- Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu. - Khách du lịch quốc tế ngày càng tăng.
- Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
- Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng.
- Là địa phương nằm trong đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Chính phủ.
- Tỉnh Kiên Giang đang quy hoạch tổng thể các dự án du lịch tạo tiền đề cho du lịch Hà Tiên.
- Đường Xuyên Á đi qua địa phận tỉnh Kiên Giang.
Các đe doạ của du lịch Hà Tiên
- Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu sự ổn định. Điều này gây khó khăn cho ngành du lịch nhất là khi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến du khách nước ngoài.
- Ý thức, văn hoá, ứng xử của người dân Hà Tiên chưa cao. - Ngành du lịch huyện Kiên Lương đang được đầu tư phục hồi.
- Thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong khu vực và trên thế giới tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch.
- Áp lực cạnh tranh trong ngành du lịch cao.
- Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ. - Mức độ phụ thuộc vào nhà cung cấp ngày càng cao.
Tuy nhiên để đảm bảo những nhận định về cơ hội, đe dọa của du lịch Hà Tiên chính xác, khách quan đồng thời nhằm đánh giá về tầm quan trọng của các yếu tố để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Hà Tiên đến năm 2020, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia theo mẫu phiếu 02 (xem Phụ lục). Thành phần các chuyên gia tham gia lấy ý kiến có 22 người gồm: 05 người công tác tại Trung tâm xúc tiến thương mại, du lịch thị xã Hà Tiên; 04 người công tác Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang; 05 người công tác tại Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang; 08 người tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
Kết quả tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến chuyên gia được trình bày cụ thể ở phụ lục 4, 5 và 6 cho phép chúng ta xác định được các cơ hội và nguy cơ quan trọng của du lịch Hà Tiên như sau:
Bảng 2.5. Tổng hợp các cơ hội và đe dọa quan trọng của du lịch Hà Tiên
Cơ hội Đe dọa
1. Ổn định chính trị, an ninh trật tự.
2. Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu.
3. Khách du lịch quốc tế ngày càng tăng. 4. Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
5. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng.
6. Là địa phương nằm trong đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Chính phủ.
7. Tỉnh Kiên Giang đang quy hoạch tổng thể các dự án du lịch tạo tiền đề cho du lịch Hà Tiên.
1. Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu.
2. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu sự ổn định. Điều này gây khó khăn cho ngành du lịch nhất là khi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến du khách nước ngoài.
3. Ý thức, văn hoá, ứng xử của người dân Hà Tiên chưa cao.
4. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong khu vực và trên thế giới tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch.
5. Áp lực cạnh tranh trong ngành du lịch cao.
6. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ.
Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia.
Để đánh giá tổng quan về khả năng phản ứng hiện tại của Hà Tiên với các cơ hội và đe dọa sẽ xảy ra trong tương lai, tiếp theo ma trận EFE sẽ được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá của các chuyên gia như sau:
Bảng 2.6. Bảng phân tích các yếu tố của ma trận bên ngoài (EFE)
STT Các yếu tố bên ngoài Trọng số Điểm trung bình Điểm có trọng số 01 Ổn định chính trị, an ninh trật tự. 0,068 2,455 0,166 02 Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn
cầu. 0,066 2,136 0,140
03 Khách du lịch quốc tế ngày càng tăng. 0,064 1,727 0,110
04
Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương.
0,109 3,545 0,388
05
Trình độ dân trí và thu nhập của người dân ngày càng cao nên nhu cầu đi du lịch ngày càng tăng.
0,075 1,727 0,129
06
Là địa phương nằm trong đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Chính phủ.
0,078 3,273 0,257
07
Tỉnh Kiên Giang đang quy hoạch tổng thể các dự án du lịch tạo tiền đề cho du lịch Hà Tiên.
0,078 2,818 0,221
08 Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái
kinh tế toàn cầu. 0,082 1,909 0,157
09
Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu sự ổn định. Điều này gây khó khăn cho ngành du lịch nhất là khi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến du khách nước ngoài.
0,060 1,636 0,099
10 Ý thức, văn hoá, ứng xử của người dân
Hà Tiên chưa cao. 0,066 2,318 0,152
11
Thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong khu vực và trên thế giới tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch.
0,057 1,318 0,075
12 Áp lực cạnh tranh trong ngành du lịch
cao. 0,089 1,455 0,130
13 Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về
chất lượng dịch vụ. 0,108 2,818 0,303
Tổng 1,000 2,327
* Nhận xét
- Với điểm số là 2,327 ta thấy ngành du lịch Hà Tiên tận dụng các cơ hội hiện có cũng như tối thiểu hóa các nguy cơ bên ngoài ở mức trung bình. Cơ hội thứ 4 và thứ 5 có số điểm trung bình lớn hơn 3 nên có thể nói ngành du lịch Hà Tiên tận dụng khá tốt các cơ hội từ bên ngoài..
- Ngành du lịch Hà Tiên phụ thuộc vào các yếu tố như: xu hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm; Chính phủ và chính quyền địa phương quy hoạch phát triển du lịch; khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN ĐẾN NĂM 2020
Trên cơ sở các vấn đề chiến lược then chốt của du lịch Hà Tiên, chương này sẽ xác định quan điểm, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của du lịch Hà Tiên đến năm 2020. Ma trận SWOT sẽ được sử dụng để đề xuất các phương án chiến lược và đề xuất các giải pháp khả thi, có thể để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch. Chương này gồm các phần chính: (i) Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lịch Hà Tiên; (ii) Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển du lịch; (iii) Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược; (iv) Xây dựng thương hiệu cho du lịch Hà Tiên; (v) Các kiến nghị.
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của du lich Hà Tiên đến năm 2020 3.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch Hà Tiên 3.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch Hà Tiên
Căn cứ Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2010 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, quan điểm phát triển của du lịch Hà Tiên sẽ có hướng như sau:
Quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch Hà Tiên là nhằm đưa