Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 42)

7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan

2.1.Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội

Thị xã Hà Tiên gồm một bán đảo và một số đảo nhỏ (tạo thành quần đảo Hà Tiên) nằm ở tọa độ 104 độ kinh đông, 10 độ vĩ bắc (điểm cuối cùng Tây Nam của đất liền Việt Nam).

Như vậy, điểm yếu thứ nhất của du lịch Hà Tiên là “Vị trí địa lý không thuận lợi, nằm ở cực Tây Nam đất nước”.

Hà Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên 9.890,63ha. Dân số Hà Tiên năm 2011 là 45.868 người, dân tộc Kinh chiếm khoảng

85%, dân tộc Hoa chiếm khoảng 3%, dân tộc Kh’me chiếm khoảng 12%. Vì vậy lực lượng lao động trên địa bàn tương đối dồi dào, đa số xuất thân là nông dân nên có bản tính cần cù, chịu khó, tuy nhiên còn bản chất nông dân nên nhân sự lao động có tính ngẩu hứng trong công việc, không sắp xếp công việc, thời gian một cách khoa học, thích thì làm không thích thì nghỉ,… [4, 25]

Người Hà Tiên có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực. Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch.

Điểm mạnh thứ nhất của du lịch Hà Tiên: “Lực lượng lao động đang tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Người dân địa phương thân thiện, chất phác”.

Dân tộc Kh’me chiếm khoảng 12% dân số Hà Tiên, vì vậy việc thông thạo tiếng Kh’me tại Hà Tiên là không phải hiếm. Có thể có trường hợp người dân nơi đây không phải là dân tộc Kh’me nhưng việc giao tiếp thông thạo tiếng Kh’me trong cuộc sống hàng ngày là chuyện bình thường, việc trau dồi tiếng Kh’me tương đối dễ dàng, vì vậy ta xác định điểm mạnh thứ hai của du lịch Hà Tiên là “Có đội ngũ nhân viên hướng dẫn du lịch thông thạo tiếng Kh’me”.

Hà Tiên gồm có 4 phường (Bình San, Đông Hồ, Pháo Đài, Tô Châu) và 3 xã (Thuận Yên, Mỹ Đức và xã đảo Tiên Hải), được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Kampốt - Campuchia với đường biên giới dài 13,7 km. - Phía Nam giáp Vịnh Thuận Yên, huyện Kiên Lương.

- Phía Tây giáp biển Vịnh Thái Lan, chiều dài giáp mặt nước biển hơn 22 km. - Phía Đông giáp huyện Kiên Lương.

Thị xã Hà Tiên có đường biên giới trên biển và đất liền chung với Campuchia và cách tỉnh lỵ Kampốt 60 km, cảng Kép của thành phố Kép 20 km về hướng Đông Nam. Hà Tiên về phía Đông Nam cách thành phố Rạch Giá 90 km; phía Tây cách bãi Thơm huyện Phú Quốc khoảng 45 km theo đường chim bay; phía Đông – Đông Nam cách khu công nghiệp Kiên Lương – Ba Hòn – Hòn Chông 25 km; phía Đông – Bắc cách thị xã Châu Đốc 100 km; cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 340 km đường bộ. [4, 25]

Hà Tiên có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế (thương mại, du lịch, đánh bắt nuôi trồng hải sản, chế biến xuất khẩu) và bảo vệ an ninh quốc phòng. Phía Bắc Hà

Tiên là cửa khẩu quốc tế Hà Tiên rất thuận lợi cho việc buôn bán với Campuchia. Phía Đông Nam có eo biển Đông Hồ và đầm Đông Hồ là những lợi thế để phát triển du lịch nước. Đồng thời Hà Tiên cũng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu. Bên kia biên giới, đối diện với cửa khẩu Hà Tiên là cửa khẩu Lục Sơn của Campuchia, đầu mối trao đổi hàng hóa bằng đường tiểu ngạch giữa hai nước từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Ngoài ra, còn có cột mốc biên giới 314 tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, được khánh thành ngày 24/6/2012; mốc 314 là một vị trí mốc đặc biệt quan trọng về mặt địa lý, đây là vị trí mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.

Hà Tiên có hệ thống đường bộ, đường biển khá thuận lợi cho việc thông thương với các tỉnh, thành phố trong nước và khu vực. Từ Hà Tiên có Đường xuyên Á, đường hành lang ven biển, Quốc lộ 80, Quốc lộ 91 (lộ Hà Giang) nối các tỉnh, vùng đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia, Thái Lan với các nước trong khu vực. Đường Tỉnh lộ 28 và đường nội ô của Hà Tiên cũng khá hoàn chỉnh. Hà Tiên có đường vận tải trên biển đến Phú Quốc, Rạch Giá, Cảng Kompongsom của nước bạn Campuchia và các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Từ xa xưa đã hình thành tam giác kinh tế Du lịch – Thương mại: Hà Tiên – Phú Quốc – Rạch Giá, Hà Tiên – Phú Quốc – Kép,… Bờ biển Hà Tiên khá dài và khá kín gió, rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển, cảng cá và cảng du lịch. Các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp trên đất liền như khu du lịch Mũi Nai, núi Đèn, Thạch Động, Đá Dựng, Khu di tích Lịch sử - Văn hóa núi Bình San, núi Tô Châu, chùa Phù Dung, nhà lưu niệm thi sỹ Đông Hồ,… nếu được trùng tu, nâng cấp, cải tạo hợp lý sẽ tạo thành các điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan ngắm cảnh. Có thể tổ chức các tour du lịch như: Hà Tiên – Phú Quốc – Rạch Giá – Châu Đốc, Hà Tiên – Châu Đốc, Hà Tiên – Kép – Kampốt,…

Điểm mạnh tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Có đường biên giới chung với Campuchia, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và cột mốc biên giới 314”.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 42)