Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 53)

7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan

2.2.3.Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ phát triển du lịch

2.2.3.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế

a. Mạng lưới giao thông

- Hệ thống giao thông đường bộ: Hà Tiên hiện có 19,3 km đường quốc lộ (Quốc lộ 80 và liên tỉnh lộ 955A); 9,7 km tỉnh lộ (tỉnh lộ 28); 26,13 km đường nội ô thị xã và 27,5 km đường giao thông nông thôn.

- Hệ thống giao thông đường thủy:

+ Giao thông đường thủy nội địa gồm các tuyến: Đông Hồ đi Kiên Lương dài 10 km, Đông hồ đi Phú Mỹ dài 5,5 km.

+ Giao thông đường biển: Tuyến tàu biển gồm có: Hà Tiên đi Phú Quốc và Hà Tiên đi Tiên Hải.

- Hệ thống công trình phục vụ giao thông:

+ Bến xe với diện tích 3.453 m2, nền trải đá láng nhựa. + Bến tàu biển diện tích 512 m2.

+ Cảng Bãi Nò được quy hoạch xây dựng với công suất 500.000 tấn hàng hóa/năm.

+ Cầu: Hiện tuyến đường từ Rạch Giá đến Hà Tiên thông qua cầu Tô Châu rộng 7 m , tải trọng 25 tấn. [25]

b. Bưu chính, viễn thông

Tổng số máy điện thoại cố định năm 2009 là 9.200 máy, bình quân đạt mức 20 máy/100 dân, số thuê bao di động đã có số lượng gấp 3 lần số thuê bao cố định. [25]

c. Hệ thống cấp, thoát nước - Cấp nước:

+ Công trình đầu mối: Thị xã có 03 cụm xử lý nước là Ao Sen, Tam Phu Nhân và nhà máy nước Hà Tiên với tổng công suất là 9.300 m3/ngày-đêm. Hà Tiên có kế

hoạch mở rộng, nâng cao công suất lên tối thiểu 20.000m3/ngày-đêm mới đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

+ Mạng lưới cấp nước: Tuyến ống chuyển tải nước sạch bằng PE có đường kính 400 mm, loại PN10. Lưu lượng cấp cho thị xã chiếm khoảng 75% tổng lưu lượng bình quân ngày, tức khoảng 6.000 m3/ngày-đêm.

+ Bể chứa áp lực: Có 02 bể chứa trên đồi, một phục vụ khu vực Tô Châu và một phục vụ nội ô thị xã là bể chứa Tô Châu (200 m3) và bể chứa Bình San (1.400m3).

- Thoát nước và xử lý nước thải:

+ Hệ thống thoát nước chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm và một số các khu dân cư xây dựng mới, tổng chiều dài 45 km.

+ Các điểm dân cư nông thôn: Các khu vực nông thôn đều có hệ thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt chủ yếu là tự thấm, nước mưa một phần tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng ra các kênh rạch rồi thoát ra biển. [25]

d. Hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị

- Nguồn điện: Cấp điện cho thị xã Hà Tiên là trạm 110/22KV Kiên Lương 2, công suất 2 x 25 MVA đặt tại huyện Kiên Lương, trạm biến áp 110/22 KV-25 MVA Hà Tiên và trạm 110 KV Hà Tiên cấp điện cho tuyến cáp ngầm 110 KV đi đảo Phú Quốc.

- Lưới điện cao thế: Đường dây AC-240 Rạch Giá 2 – Kiên Lương 2 có chiều dài 68 km được xây dựng với quy cách là đường dây 220 KV nhưng tạm vận hành ở cấp điện áp 110 KV trong thời gian chưa xây dựng xong trạm 220 KV Kiên Lương.

- Lưới điện trung thế: Tổng chiều dài tuyến đường dây là 87,2 km; đang vận hành ở cấp điện áp 220 KV.

- Lưới điện hạ áp 0,4 KV: Tổng chiều dài tuyến đường dây là 89,5 km; 3 pha chiếm tỷ lệ khá nhỏ, chỉ có ở nội thị và các khu trung tâm; các nơi còn lại chỉ xây dựng lưới điện 1 pha. Bán kính cấp điện khu nội thị khoảng 200 - 300 m, ngoại thị 600 - 800 m, có nơi lên đến hơn 1 km. [25]

e. Hệ thống cây xanh và khu dự trữ sinh quyển

- Dãy rừng phòng hộ ven biển vịnh Thái Lan và vịnh Thuận Yên có diện tích: rừng phòng hộ ven biển 188 ha, rừng tự nhiên phòng hộ 219 ha, rừng trồng mới 116 ha.

- Cây xanh, cảnh quan trên các đồi và núi hiện hữu khoảng 799 ha đang được bảo tồn và phát triển.

- Khu công viên cây xanh tại xã Mỹ Đức với diện tích 52,8 ha; công viên Bình San 4,08 ha; dãy cây xanh ven biển thuộc phường Tô Châu quy mô 8,7 ha. [25]

2.2.3.2. Kết cấu hạ tầng xã hội a. Cơ sở văn hóa

Thị xã Hà Tiên có 01 nhà truyền thống, nơi đây trưng bày các hình ảnh và hiện vật về quá trình phát triển của thị xã, các chứng tích chiến tranh trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và nạn diệt chủng của Kh’me đỏ, tuy nhiên hiện nay nhà truyền thống đã bị xuống cấp, cần được duy tu, sửa chữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Khu vui chơi giải trí

Thị xã có 01 nhà thiếu nhi phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí; nơi đây có khu vui chơi thiếu nhi, hồ bơi, sân bóng đá mini, sân quần vợt,… phục vụ một phần nhu cầu của người dân.

c. Cơ sở đào tạo du lịch

Hiện chưa có cơ sở đào tạo du lịch đúng nghĩa, tuy nhiên thị xã có Trung tâm dạy nghề thường xuyên phối hợp với các trường có chuyên ngành du lịch tổ chức mở các lớp nghề như: quản lý khách sạn, lễ tân khách sạn, phục vụ phòng, phục vụ bàn, hướng dẫn du lịch,…

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 53)