Thực trạng phát triển du lịch Hà Tiên những năm gần đây

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 55)

7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan

2.3.Thực trạng phát triển du lịch Hà Tiên những năm gần đây

2.3.1. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch

2.3.1.1. Du lịch văn hóa, tâm linh

Loại hình du lịch văn hóa tại thị xã Hà Tiên thực chất chỉ mới được phát triển những năm gần đây (năm 2012 – Lễ hội năm văn hóa du lịch lần thứ IV); lễ hội giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu ngày trước chỉ tổ chức với quy mô nhỏ, tuy nhiên từ năm 2008 (năm có tượng đài Mạc Cửu) trở về sau lễ giỗ được tổ chức với quy mô lớn; tương tự như vậy đối với lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các. Có thể kết luận rằng, loại hình du lịch văn hóa chỉ được chính quyền địa phương quan tâm trong thời gian gần đây, vì vậy du khách phương xa hầu như không biết đến các lễ hội này, hơn nữa quy mô lễ hội chỉ mang tầm vóc địa phương nên không gây ấn tượng nhiều đến du khách, chính vì thế loại hình du lịch này chưa thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch.

Ngoài ra, nói đến bà Mạc Mi Cô người dân Hà Tiên vẫn hướng đến với cái tâm thành kính và gọi bằng cái tên thân thiện, bà Cô Năm. Dân gian truyền tụng bà nhiều lần "hiển linh" độ thế, che chở dân chúng tránh những trắc trở, địch họa. Bà là con của Tổng binh trấn Mạc Thiên Tích, cháu nội của người khai phá xứ Hà Tiên là Mạc Cửu.

Với quan niệm người chết trẻ thường linh nghiệm, hơn nữa nhiều chuyện may mắn của người dân, thấy ứng với sự "phù hộ" của bà, nên với người dân Hà Tiên, bà rất linh thiêng, "cầu gì đặng ấy". Nên nơi đây cũng là điểm đến thắp hương của những du khách phương xa cầu xin ban phước lành.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch ngày càng đa dạng và đi vào chiều sâu. Các lễ hội được mở rộng quy mô, phong phú với nhiều loại hình văn hóa, thể thao thu hút du khách đến tham quan như: Năm Văn Hóa Du lịch, Tao Đàn Chiêu Anh Các, Lễ hội Giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu,.. và nhằm tăng cường công tác quảng bá tiềm năng du lịch của địa phương, đồng thời tạo sự kiện thu hút các nhà đầu tư đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác phát triển; tăng cường quảng bá mạnh mẽ toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo nền tảng xây dựng một thành phố với nếp sống văn minh, lịch sự, xây dựng một nét sinh hoạt mang tính đặc trưng của người dân địa phương theo phương châm “Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch”. Qua đó, làm cơ sở kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong và ngoài nước đầu tư khai thác tiềm năng du lịch vốn được xem là thế mạnh của thị xã.

2.3.1.2. Du lịch biển

Trong thời gian qua loại hình du lịch này rất được chú ý khai thác, thế mạnh của Hà Tiên là bãi tắm Mũi Nai hầu như là lựa chọn hàng đầu của du khách từ thành phố Hồ Chí Minh trở vào Nam khi muốn tắm biển và thưởng thức hải sản trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thị xã Hà Tiên đã đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn tư nhân rất mạnh trong thời gian gần đây vào Mũi Nai, đặc biệt hệ thống xe trượt ống tại Bãi Sau khu du lịch Mũi Nai, đây là trò chơi cảm giác mạnh dành cho du khách với hệ thống trượt có tổng chiều dài 1.205 m, đường kéo lên 320 m và đường trượt đi xuống là 885 m. Hiện tại, đây được được coi là hệ thống trượt ống dài và hiện đại nhất Đông Nam Á. Trước mắt, hệ thống xe trượt ống có 2 nhà ga, điểm dừng nhà ga trên nằm ở đỉnh núi Tàpang cao 125 m so với ga dưới.

2.3.1.3. Du lịch sinh thái

- Khu du lịch sinh thái Núi Đèn: Với tổng diện tích 124.500 m2, địa hình lý tưởng: phía sau và hai bên khu đất tiếp giáp ba đồi núi, trong đó có ngọn đồi Hải Đăng (Núi Đèn), phía trước hướng nhìn ra biển Tây, có bãi cát vàng trải dài theo bờ biển - khu du lịch sinh thái Núi Đèn là lựa chọn hoàn hảo cho du khách và gia đình trong

những ngày nghỉ mát tại Hà Tiên. Bãi tắm của khu nghỉ mát nằm trong vịnh Thuận Yên, liền kề với khu vui chơi, giải trí Mũi Nai và nhiều danh lam thắng cảnh và những bãi biển trong xanh. Vào ban đêm, chỉ 15 phút bằng ô tô, du khách vào đến thị xã Hà Tiên để ăn uống, mua sắm tại các nhà hàng khách sạn và chợ đêm cách núi Đèn. Ngoài ra, khu du lịch sinh thái Núi Đèn còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện phục vụ cho hội nghị, hội thảo và loại hình du lịch cắm trại,…

- Các khu du lịch sinh thái khác đang được quy hoạch phát triển:

+ Đảo công viên văn hoá và làng sinh thái Đông Hồ: Khu đất quy hoạch là một cồn đất nổi nằm giáp với khu dân cư phường Đông Hồ. Khu quy hoạch độc lập, tách rời và cách bờ trung bình 70 m, cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ, có các góc nhìn đẹp về phía đầm nước mặn và dãy núi Tô Châu, với điều kiện này rất thuận lợi cho tham quan du lịch và nghỉ ngơi thư giãn cho người dân và du khách. Dự kiến, khu có quảng trường, nhà hát ngoài trời và câu lạc bộ sinh hoạt giải trí; nghỉ ngơi dạo mát hàng ngày có các công viên ngắm mặt hồ, quảng trường nhỏ và các đường nội bộ đi dạo ven hồ, nhóm công trình làng nghề, câu cá giải trí và khu cắm trại dã ngoại,… Các công trình dự kiến được xây dựng độc đáo với các không gian liên hoàn gồm cây xanh, mặt nước, công trình, đây là điểm độc đáo của khu công viên văn hóa và làng sinh thái khi có được sự riêng biệt cần thiết, khoảng không gian bao la của mặt nước nhân tạo, nối kết liền kề là nhóm công trình nhà hàng, khách sạn 3-5 sao, khu spa và nhóm resort trên mặt hồ,… [17]

+ Khu du lịch sinh thái biển xanh quần đảo Hải Tặc, xã Tiên Hải: Quần đảo thuộc xã đảo Tiên Hải, phía Tây Bắc là quần đảo Bà Lụa, phía Tây là đảo Phú Quốc, cách thị xã Hà Tiên hơn 30 km. Quần đảo Hải Tặc có tổng diện tích đất nổi 1.100 ha, bao gồm 16 hòn đảo nằm gần nhau cách bờ biển Hà Tiên 11 hải lý (27,5 km), cách đất liền 7 hải lý (18 km) và cách đảo Phú Quốc 16 hải lý (40 km), trong đó lớn nhất là đảo Hòn Đốc. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển đảo Hòn Đước và Hòn Tre Vinh (thuộc quần đảo Hải Tặc - thị xã Hà Tiên) với quy mô trên 41 ha. Đây là khu du lịch có chức năng phục vụ lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và dã ngoại. Theo đồ án quy hoạch, khu du lịch được phân thành hai khu chính. Trong đó đảo Hòn Đước được chia thành 17 khu chức năng và đảo Hòn Tre Vinh được chia thành 12 khu chức năng. Khu du lịch này có khả năng phục vụ lưu trú, nghỉ dưỡng được khoảng 400 người, trong đó 230 khách/ngày-đêm. [17]

Theo 2.2.1; 2.2.2 và các loại hình du lịch được phân tích ở phần trên ta xác định điểm mạnh tiếp theo của du lịch Hà Tiên là: “Nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đặc sắc. Có loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch sinh thái”.

2.3.1.4. Du lịch công vụ (MICE)

MICE là viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Meeting (gặp gỡ), Incentive (khen thưởng), Conventions (hội thảo), Exhibition (triển lãm). Nói cách khác, du lịch MICE chính là loại hình du lịch sự kiện, du lịch tiện ích, tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với việc tổ chức sự kiện trong điều kiện hạ tầng cơ sở tương đối đảm bảo. Giá trị của loại hình dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch nhóm. Đối tượng du lịch MICE thường là khách hạng sang, các doanh nhân, chính khách, số lượng khách đông, tập trung và có thể đến từ nhiều vùng, hoặc nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và Hà Tiên nói riêng, MICE vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên doanh thu không xứng với tiềm năng. Tại Hà Tiên chỉ tập trung phát triển loại hình du lịch đơn lẻ (người đang yêu hay gia đình), hoặc tour du lịch tập thể tham quan, học hỏi (các tổ chức hành hương; sinh viên, học sinh đi thực tế,…). Tại Hà Tiên thỉnh thoảng cũng tổ chức những cuộc hội thảo, hội nghị ngành; nhưng chủ yếu là các cơ quan, tổ chức trong tỉnh Kiên Giang và thời gian chỉ được tổ chức trong một ngày.

Vì vậy, đây là loại hình dịch vụ mà các nhà đầu tư tại Hà Tiên cần quan tâm định hướng phát triển lâu dài. Để phát triển được nền du lịch công vụ tương xứng với tiềm năng, ngoài yếu tố về kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đa dạng và phải liên tục đầu tư nâng cấp, yếu tố nhân lực là rất quan trọng trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, đặc biệt là loại hình khách du lịch công vụ với nguyên nhân đã đề cập ở trên. Mặt khác, nhà tổ chức các chương trình du lịch công vụ cần có tầm hiểu biết, tư duy về nhiều ngành nghề kinh tế xã hội và quản lý khác nhau.

Điểm yếu tiếp theo của du lịch Hà tiên là “Các điểm hội nghị chưa đủ sức chứa số lượng khách đông với những cuộc hội nghị mang tầm cỡ quốc gia”.

2.3.1.5. Du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm

Khái niệm “Du lịch bền vững” đã được nhiều học giả nêu lên như sau:

1. “Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí, nâng cao tối đa lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc”.

2. Hoặc “Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương” (World conservation Union, 1996).

3. Hoặc “Du lịch bền vững là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai” (World committee on Enviroment and Development, 1996).

Tuy có nhiều khái niệm về du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

• Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường.

• Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương.

• Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Vì vậy du lịch bền vững đồng nghĩa với du lịch trách nhiệm.

Một trong những đóng góp lớn nhất của du lịch bền vững là khả năng để chuyển những “đe doạ” thành những “lợi ích” cho cộng đồng địa phương. Các cư dân địa phương đóng vai trò quan trọng trong du lịch bền vững do 2 nguyên nhân chính sau: trước hết, địa điểm và nhà của họ đang thu hút nhiều du khách tự nhiên; tiếp theo, việc hỗ trợ của cư dân địa phương là cần thiết cho sự thành công của những nỗ lực bảo tồn bao gồm cả du lịch bền vững. Thêm vào đó, những hiểu biết truyền thống và địa phương thường là những hợp phần chính của những trải nghiệm và giáo dục du khách. Chính quyền địa phương có vai trò lớn như một người hoà giải và hướng dẫn cho việc trao quyền cho cộng đồng địa phương.

Tại Hà Tiên, loại hình du lịch bền vững được chính quyền địa phương hết sức chú ý quan tâm phát triển, tuy nhiên để thực hiện tốt loại hình du lịch này cần có công tác tuyên truyền, quảng bá thông điệp du lịch trách nhiệm tới người dân cũng như sự nhận thức của người làm quản lý du lịch địa phương và doanh nghiệp du lịch. Ở một số nơi, sự nóng ruột trong việc làm du lịch và nhận thức chưa cao về du lịch bền vững của địa phương đã khiến nhiều yếu tố văn hóa bản địa đặc sắc khác liên tục bị phá vỡ, đây là kinh nghiệm quý báu để ngành du lịch Hà Tiên noi theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Khách du lịch

Theo số liệu báo cáo của UBND thị xã Hà Tiên thì không có phân biệt số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, nên đây là số liệu tổng hợp chung: Năm 2007 có tổng lượt khách đến tham quan Hà Tiên là 842.728 lượt; năm 2008 là 898.845 lượt khách, tỷ lệ tăng so với năm 2007 là 6,66%; năm 2009 là 995.348 lượt khách, tỷ lệ tăng so với năm 2008 là 10,74%; đây là một kết quả đáng tự hào của ngành du lịch Hà Tiên vì hầu như du lịch Hà Tiên không bị ảnh hưởng bởi tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A H1N1; năm 2010 là 1.104.389 lượt khách, tỷ lệ tăng so với năm 2009 là 10,96%; năm 2011 là 1.143.209 lượt khách, tỷ lệ tăng so với năm 2010 là 3,52%; năm 2012 có 1.958.000 lượt khách, tăng 71,27% so với năm trước [25]. Tỷ lệ tăng lượt khách trong năm 2012 là kết quả đáng tự hào của ngành du lịch Hà Tiên.

Đơn vị tính: người 2012 2011 2010 2009 2008 2007 1.958.000 1.143.209 1.104.389 995.348 898.845 842.728 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 Năm D u k h á c h

Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đến Hà Tiên giai đoạn 2007 – 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của UBND thị xã Hà Tiên qua các năm 2007-2012

Qua biểu đồ trên ta nhận xét: Lượt khách du lịch đến Hà Tiên năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng tỷ lệ trung bình là 20.63%; điều đáng nói là tỷ lệ tăng năm 2011 so với năm 2010 là 3,52%, một tỷ lệ tăng tương đối thấp trong ngành du lịch, tuy nhiên năm 2012 tỷ lệ tăng 71.27% so với cùng kỳ năm 2011, đây là tỷ lệ tăng khá bất thường, ta có thể lý giải điều này: vào năm 2010, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần phục hồi thì lượng du khách lại tăng lên đáng kể, đây là tín hiệu lạc quan cho ngành du lịch Hà Tiên.

2.3.3. Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch tăng tỷ lệ thuận với số lượt du khách; năm 2007 có tổng doanh thu trên lĩnh vực dịch vu du lịch là 119,814 tỷ đồng; năm 2008 có doanh thu là 144,585 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20,67% so với năm trước; năm 2009 có doanh thu là 171,755 tỷ đồng, tỷ lệ tăng so với năm trước là 18,79%; năm 2010 đạt doanh thu là 242,965 tỷ đồng, tỷ lệ tăng so với năm trước là 41,46%; năm 2011 doanh thu là 320,098 tỷ đồng, tỷ lệ tăng so với năm 2010 là 31,75%; và năm 2012 có doanh thu là 507 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 58,39% so với năm 2011. [25]

Đơn vị tính: tỷ đồng 507,000 320,098 242,965 171,755 144,585 119,814 0,000 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 1 2 3 4 5 6 Năm D o a n h t h u (tỷ đ ồ n g ) 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.2. Doanh thu dịch vụ du lịch Hà Tiên giai đoạn 2007 – 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên của UBND thị xã Hà Tiên qua các năm 2007-2012

Qua biểu đồ trên ta nhận xét: Lượt khách du lịch đến Hà Tiên năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng tỷ lệ trung bình là 34,21%; tỷ lệ tăng khá cao so với tỷ lệ tăng lượt du khách. Để tiện so sánh, ta vẽ cả đường lượt du khách và đường doanh thu trên cùng 01 đồ thị. Ta thấy, lượt du khách và doanh thu không cùng đơn vị tính cho nên ta quy đổi một đơn vị tính về cùng một điểm xuất phát để dễ so sánh, ở đây ta lấy doanh thu năm 2007 nhân với 7.033,64 lần thì khớp 842.728, tương tự ta tính cho những năm sau.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 55)