Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong nước

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 40)

7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan

1.4.Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong nước

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển các đô thị biển ở Việt Nam

Nhờ tính chuyên nghiệp cao, cộng với công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh, Nha Trang đã trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện. Sự ra đời của các khu du lịch lớn cũng góp phần tôn vinh hình ảnh không thể thiếu trên thị trường du lịch. Cùng với đó, Khánh Hòa còn xây dựng hệ thống công viên cây xanh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên độc đáo; tập trung phát triển du lịch thám hiểm biển, thể thao, giải trí trên biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái biển. Ở các điểm du lịch, Nha Trang đã làm tốt công tác dịch vụ kèm theo cho tài nguyên biển, công tác vệ sinh, an toàn trên các bãi biển được chú trọng. Bên cạnh đó, Khánh Hòa đã và đang có những định hướng lớn trong công tác quy hoạch du lịch theo hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm, cùng với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để tạo bước đột phá nhằm tạo dựng thương hiệu Du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa

Để đạt được những thành công, quan trọng là vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quy hoạch và thu hút đầu tư vào du lịch, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; công tác bảo vệ môi trường, an ninh bãi biển luôn

được quan tâm nhằm đem lại sự an toàn cho du khách; công tác xúc tiến quảng bá du lịch được chú trọng.

Những bài học kinh nghiệm quý giá còn có thể kể đến như sự phát triển khu vực Bãi Cháy, Vũng Tàu và chuỗi các đô thị ven biển miền Trung. [13]

1.4.2. Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang

Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt được những kết quả rất quan trọng.

Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử. Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương,… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tế địa phương. [13]

1.4.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp.

Trước những tồn tại trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân. [13]

CHƯƠNG 2

XÁC ĐỊNH NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC, ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH DU LỊCH THỊ XÃ HÀ TIÊN

Chương 2 nhằm mục đích đánh giá các vấn đề nội bộ của du lịch Hà Tiên nhằm xác định các điểm mạnh và điểm yếu quan trọng, đánh giá các vấn đề ở môi trường bên ngoài nhằm xác định các cơ hội và đe dọa quan trọng. Chương này bao gồm các phần chính: (i) Phân tích, đánh giá các yếu tố tiềm năng du lịch của Hà Tiên; (ii) Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Hà Tiên giai đoạn 2007 – 2011; (iii) Xác định các điểm mạnh và yếu quan trọng của du lịch Hà Tiên; (iv) Xây dựng ma trận IFE nhằm đánh giá tổng quát các vấn đề nội bộ của du lịch Hà Tiên; (v) Phân tích, dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự phát triển du lịch của Hà Tiên đến 2020; (vi) Xác định các cơ hội và đe dọa quan trọng; (vii) Xây dựng ma trận EFE nhằm đánh giá khả năng phản ứng hiện thời của du lịch Hà Tiên với các cơ hội và đe dọa quan trọng đã dự báo; (viii) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện các đối thủ.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 40)