Những yếu tố tácđộng từ môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 80)

7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan

2.4. Những yếu tố tácđộng từ môi trường bên ngoài

2.4.1.1. Yếu tố kinh tế

Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái,... tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến ngành du lịch.

Bảng 2.4. Bảng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam

Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

GDP thực tế (% thay đổi cùng kỳ) 8,5 6,2 5,3 6,78 5,89 5,03 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 4,6 4,7 4,6 2,88 2,27 1,99 Chỉ số CPI (% thay đổi cùng kỳ) 12,6 19,9 6,9 9,19 18,58 9,21

Cân bằng NSCP (%GDP) -2,2 -1,6 -7,0 -5,9 -4,9 -4,8

Cán cân thương mại (Triệu USD) -14.121 -18.452 -12.200 -11.800 -9.500 300

Nguồn: [21].

* Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong năm 2012 của tỉnh Kiên Giang:

- Năm 2012 tốc độ tăng trưởng GDP 11,81%.

- Trong đó, cơ cấu kinh tế theo ngành: nông-lâm-thuỷ sản 2,99%; công nghiệp- xây dựng 4,05%; thương mại-dịch vụ 4,77 %.. [4]

Qua so sánh hai bảng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của tỉnh Kiên Giang với cả Việt Nam trong năm 2012, ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên Giang vượt trội hơn so với mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ là 4,77%, vượt trội hơn so với những ngành khác; điều này có thể tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành.

Tuy nhiên, biến động giá cả theo chiều hướng gia tăng, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giảm chi phí sản xuất. Năm 2013, Chính phủ có các giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, trong đó, có giải pháp cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách dẫn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ngân sách nhà nước khó khăn hơn.

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á - Âu, Mỹ - Châu Á, Nhật Bản - ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.

Tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và khó lường. Khủng hoảng kinh tế thế giới (lạm phát, suy thoái, khủng hoảng nợ công…) tác động rất lớn đến ngành du lịch, dự báo trong thời gian tới cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn tiếp tục kéo dài.

Cơ hội thứ nhất của du lịch Hà Tiên với tầm nhìn đến năm 2020 là “Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu”.

2.4.1.2. Yếu tố chính phủ - chính trị

Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị,... các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành du lịch. Sự ổn định về chính trị tại Việt Nam, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Tại Hà Tiên, có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch hấp dẫn các nhà đầu tư; hệ thống pháp lý ngày càng hoàn thiện giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Tuy tình hình chính trị Việt Nam ổn định nhưng mức độ an ninh, an toàn vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, tại các điểm du lịch vẫn còn xuất hiện những hiện tượng gây mất trật tự an ninh như nạn ăn xin, lường gạt, móc túi, chạy theo du khách để bán hàng,… đã gây ra những phản cảm trong lòng du khách.

Mặt khác, du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển Đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung và du lịch Hà Tiên nói riêng. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu, ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện quốc tế.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước; năm 1999 với sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch và đến năm 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống. Đặc biệt, ngày 09/3/2010, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, trong đó có tỉnh Kiên Giang; văn bản này nói lên sự quan tâm về phát triển du lịch của Nhà nước đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hà Tiên nói riêng. Ngoài ra, tỉnh Kiên Giang đang quy hoạch tổng thể du lịch Kiên Giang nói chung và Hà Tiên nói riêng.

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Hà Tiên thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế yếu. Trong khi hệ thống luật pháp Việt Nam lại chưa hoàn chỉnh, nhiều cơ sở kinh doanh chưa tạo dựng được uy tín, làm ăn mang tính chụp giật, chặt chém khách, có nhiều nơi, hoạt động diễn ra tự phát, lộn xộn, thậm chí gây phiền toái cho khách, những tiêu cực này làm ảnh hưởng đến du lịch Hà Tiên.

Cơ hội tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Ổn định chính trị, an ninh trật tự”,

“Là địa phương nằm trong đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 của Chính phủ”, “Tỉnh Kiên Giang đang quy hoạch tổng thể các dự án du

lịch tạo tiền đề cho du lịch Hà Tiên”; và đe doạ của du lịch Hà Tiên là “Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu”, “Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu sự ổn định. Điều này gây khó khăn cho ngành du lịch nhất là khi phải giải quyết các vấn đề liên quan đến du khách nước ngoài”, “Thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong khu vực và trên thế giới tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành du lịch”.

2.4.1.3. Yếu tố văn hoá - xã hội

Hà Tiên chủ yếu có 3 dân tộc sinh sống, đó là Kinh, Hoa và Kh’me; trong đó, dân tộc Kinh chiếm 84,66%, dân tộc Kh’me chiếm 12,31%, dân tộc Hoa chiếm 2,95%, các dân tộc khác chiếm 0,08% [25]. Hà Tiên còn được ví như chiếc nôi văn hoá - lịch sử của đồng bằng Nam Bộ với kiệt tác văn học “Tao đàn Chiêu Anh Các” do Mạc Thiên Tích sáng lập mà thơ văn còn lưu truyền đến ngày nay. Hà Tiên còn có một lịch sử đấu tranh hào hùng bất khuất, kiên cường giữ vững hoà bình độc lập để nhân dân địa phương xây dựng thành một thị xã biên giới kinh tế phát triển năng động và là một địa điểm du lịch ngày càng được các du khách biết đến.

Tuy nhiên, vấn đề ứng xử văn hoá của người dân Việt Nam nói chung và Hà Tiên nói riêng chưa thật sự cao. Chèo kéo, xô đẩy, tranh giành khách là những hình ảnh thường thấy tại nhiều điểm du lịch Việt Nam. Du khách thường xuyên bị bủa vây bởi một đội quân đủ mọi thể loại từ ăn xin, móc túi, bán hàng rong cho tới đánh giầy, bán lưu niệm. Bất kể giờ giấc, có nhu cầu hay không, khách vẫn bị “đè” ra để phục vụ. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải quản lý, tuyên truyền phổ biến một cách sâu rộng và triệt đễ hơn.

Đe doạ tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Ý thức, văn hoá, ứng xử của người dân Hà Tiên chưa cao”.

2.4.1.4. Yếu tố tự nhiên

Tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thị xã Hà Tiên thuộc vùng Tây Nam Bộ, khí hậu thể hiện rất rõ hai mùa mưa, nắng; vì vậy để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, ngành du lịch Hà Tiên phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo và đánh giá của các cơ quan chuyên môn nhằm xúc tiến đẩy mạnh hoạt động dịch vụ du lịch vào mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 04 năm sau) và hạn chế những tổn thất vào mùa mưa.

Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Hà Tiên với thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng. Những dị thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là một trong các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng, mặt khác ý thức tôn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch chưa được nâng cao, điều này gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch.

Dù vậy, qua phân tích trên, tác giả không thực sự nhận thấy có cơ hội hay đe dọa quan trọng đối với yếu tố này.

2.4.1.5. Yếu tố công nghệ

Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến ngành du lịch. Nếu quá chú trọng đầu tư yếu tố công nghệ hiện đại vào du lịch thì sẽ gây mất cân bằng giữa yếu tố sinh thái và công nghệ, du lịch sẽ không phát triển bền vững. Vì vậy, chính quyền địa phương và nhà đầu tư phải cân nhắc lựa chọn thật kỹ trước khi quyết định đầu tư vào các hạng mục. Nhìn chung, yếu tố công nghệ chưa được phát triển nhiều trong ngành du lịch Hà Tiên, vì vậy cần phải lựa chọn có chọn lọc ứng dụng kỹ thuật – công nghệ xây dựng nhằm giảm thiểu nguy cơ tụt hậu cho ngành, giảm năng lực cạnh tranh ngành không chủ động đổi mới công nghệ kịp thời.

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu qua và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản l ý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch. Hà Tiên có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên nhiên là những

xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhận thức và chuyên môn kỹ thuật. Du lịch Hà Tiên nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm đến sẽ là thảm họa. Hiện nay, ngoài khu du lịch Mũi Nai đã được khai thác và dần “thương mại hóa”, thì các điểm du lịch còn lại hầu như còn giữ lại được tính nguyên sơ lúc ban đầu. Ngoài việc tổ chức các tour, tuyến gắn thiên nhiên, khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân và du khách, Hà Tiên đang có những bước đi mới hơn, đó là việc xây dựng các điểm bán hàng tại các tuyến đường chính, tổ chức ngày thu gom rác tại các khu du lịch, hay việc chung tay chống chèo kéo du khách,... Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành, du lịch cũng đã đưa vào chương trình những tour như đi bộ, đi xe đạp, xe lôi,… kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường và nhận được sự hưởng ứng cao từ cộng đồng dân cư và du khách. Đó cũng chính là những hành động có trách nhiệm. Vì Hà Tiên đã và đang tận dụng khá tốt điều này, nên ta có thể kết luận: Cơ hội tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Xu hướng của thế giới hiện nay là phát triển du lịch bền vững, du lịch trách nhiệm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương”.

Nhìn chung, ngành du lịch Hà Tiên trong môi trường vĩ mô có nhiều điều kiện thuận lợi, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn như: Giá cả gia tăng, Chính phủ cắt giảm ngân sách đầu tư công trong thời gian tới; nhân lực còn mang tính “nhảy việc”, khó đáp ứng được các công việc mang tính chuyên nghiệp cao, làm việc còn tùy hứng,…; vào mùa mưa thì hầu như ngành du lịch bị đình trệ,… Ngoài ra, thị xã Hà Tiên nằm ở miền cực Tây Nam của đất nước, gây khó khăn cho việc sắp xếp lịch trình du lịch của du khách, bởi vậy Hà Tiên thường là điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình du lịch của khách du lịch.

2.4.2. Sự tác động của môi trường vi mô 2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh chính 2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh chính

Hoạt động du lịch mang tính chất liên ngành, liên vùng nên trong nhiều trường hợp, sự phát triển mang tính đặc thù của từng địa phương sẽ tạo ra khả năng hỗ trợ cho nhau để hình thành các tuyến du lịch phong phú và đa dạng. Do sự phát triển tương tự vì cùng dựa trên những tài nguyên du lịch giống nhau và trình độ quản lý tương đương nhau nên giữa các địa phương không tránh khỏi sự cạnh tranh trong việc thu hút

khách, thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và khả năng nên chỉ chọn phân tích ngành du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh trở vào phía Nam là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch Hà Tiên, ở đây tác giả chọn điểm du lịch huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) và huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) (có phân tích ở phần 2.3.11.).

Đe doạ tiếp theo của du lịch Hà Tiên là “Áp lực cạnh tranh trong ngành du lịch cao”. 2.4.2.2. Khách hàng

Khách hàng là một phần của doanh nghiệp, do đó khách hàng trung thành là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng được tạo dựng bởi sự thỏa mãn những nhu cầu mà doanh nghiệp mang đến cho họ được thỏa mãn tốt hơn. Người mua tranh đua với ngành bằng cách ép giá giảm xuống, hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành.

Đã từ lâu khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” không còn xa lạ với tất cả chúng ta, bản thân khách hàng cũng thấy được quyền lực của mình. Có thể nói rằng, sự sống còn của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sức tiêu thụ và sự tín nhiệm của khách hàng. Khách hàng của ngành là: Du khách các nơi, du khách nước ngoài, dừng chân thời gian ngắn (du lịch theo tuyến), du khách trong tỉnh, đòi hỏi của du khách

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển du lịch hà tiên đến năm 2020 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)