Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua phân tích cơ cấu tà

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 30)

cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp:

Việc nghiên cứu kết cấu tài sản và nguồn vốn giúp doanh nghiệp biết được sự bố trí tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như việc bố trí nguồn vốn để hình thành nên tài sản trong DN tại một thời điểm nào đó có hợp lý hay không, có phù hợp với ngành nghề kinh doanh hay không.

Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của DN. Nó cho biết năng lực và xu hướng phát triển lâu dài của DN. Chỉ tiêu này được đánh giá hợp lý hay không phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.

Tỷ suất đầu tư

tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn ( Mã số 200 – Phần tài sản) Tổng tài sản ( Mã số 270 – Phần tài sản) Tỷ suất đầu tư

tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn ( Mã số 200 – Phần tài sản) Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số tài sản hiện có trong DN thì tài sản ngắn hạn bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho… chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn cao hay thấp sẽ tốt hay xấu tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề và nó cũng thể hiện một lượng tài sản để trả nợ các khoản nợ ngắn hạn của DN.

Tỷ số nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh: trong tổng nguồn vốn của DN có bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản được hình thành bằng nguồn vay nợ. Tỷ số này càng lớn thì tính rủi ro thanh khoản càng cao.

Các nhà đầu tư một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của nhà cho vay. Đối với chủ sở hữu, họ thích tỷ lệ này cao bởi vì điều này có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn nhưng lại không sử dụng vốn chủ sở hữu.

Đối với bên cho vay, họ lại thích tỷ lệ này thấp hơn vì đảm bảo mức độ an toàn càng cao cho nhà cung cấp tín dụng và đảm bảo trả nợ trong trường hợp DN bị phá sản.

Tỷ số nợ =

Nợ phải trả ( Mã số 300 – Phần nguồn vốn) Tổng nguồn vốn ( Mã số 440 – Phần nguồn vốn) Tỷ suất đầu tư tài

sản ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn ( Mã số 100 – Phần tài sản) Tổng tài sản ( Mã số 270 – Phần tài sản)

Tỷ số tự tài trợ:

Hay Tỷ số tự tài trợ = 1 – tỷ số nợ

Chỉ tiêu này thể hiện sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh. Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó thấy được khả năng chủ động của DN hay mức độ độc lập của DN đối với các chủ nợ. Nếu tỷ số này càng lớn thì uy tín của DN càng cao và là cơ sở cho các chủ nợ tin tưởng vào khả năng thanh toán vì tình hình tài chính của DN biến chuyển theo xu hướng tốt, nó biểu hiện hiệu quả kinh doanh tăng, tích lũy nội bộ tăng hay DN mở rộng liên doanh liên kết. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng giảm thì DN sẽ có lợi nhưng mức độ rủi ro tăng lên.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 30)