Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần In và Thương mại Khánh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 73)

Khánh Hòa:

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ hỗ trợ.

Sơ đồ 2.4: Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành:

Kế toán trưởng:

Là người có quyền hành cao nhất trong bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng quản trị về công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình:

- Về nhiệm vụ chuyên môn:

+ Tổ chức công tác kế toán thống kê một cách hợp lý và khoa học.

+ Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị tài sản cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao mòn, hư hỏng…đồng thời đề xuất biện pháp xử lý.

+ Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán quy định. Kế toán trưởng

(Kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ)

Kế toán thanh toán ( Kế toán lao động – tiền lương) Kế toán tính giá hợp đồng Kế toán vật tư (Thủ quỹ)

+ Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty.

+ Tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành các chế độ kế toán mới do bộ tài chính ban hành.

+ Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty.

- Về vai trò kiểm soát:

+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ và kỷ luật lao động, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp đối với người lao động.

+ Việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.

+ Việc kiểm tra tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng chế độ quy định. + Hỗ trợ giám đốc trong việc phân tích hoạt động kinh doanh, củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý.

Kế toán tổng hợp ( kiêm kế toán TSCĐ):

- Tiếp nhận chứng từ, tổng hợp số liệu lên báo cáo quyết toán rồi trình lên kế toán trưởng xem xét và ký duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát và lưu trữ chứng từ. Đồng thời theo dõi cả kế toán tài sản cố định, quản lý TSCĐ, và tính khấu hao theo quy định của bộ tài chính.

Kế toán vật tư ( kiêm thủ quỹ):

- Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, hàng hóa, trực tiếp quản lý kho vật tư.

- Khi có nhu cầu phát sinh về vật tư thì kế toán vật tư lập dự trù lượng vật tư cần mua cho kế toán trưởng và giám đốc xem xét, ký duyệt.

- Quyết toán tình hình sử dụng vật tư đồng thời kiêm nhiệm, theo dõi luôn cả phần thủ quỹ, quản lý tiền mặt của công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp thu chi tiền mặt, phát lương, lập sổ quỹ và theo dõi hàng ngày.

Kế toán thanh toán ( lao động – tiền lương):

- Chịu trách nhiệm theo dõi công nợ, thu chi của công ty.

- Đồng thời tập hợp các chứng từ có liên quan làm cơ sở tính lương cho người lao động, đảm bảo tính đúng quy định, tính đủ và kịp thời hạn.

Kế toán tính giá hợp đồng:

Chịu trách nhiệm đưa ra giá hợp đồng, giá phải hợp lý và phù hợp với thỏa thuận của hai bên. Song phải đảm bảo được bù đắp chi phí bỏ ra, tiếp đến thông báo cho phòng kỹ thuật để tiến hành sản xuất.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 73)