Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 65)

2.1.5.1/ Sơ đồ tổ chức cơ cấu sản xuất:

: Quan hệ trực tiếp.

Sơ đồ 2.3:Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa.

2.1.5.2/ Nhiệm vụ của từng bộ phận:

Tổ cơ điện:

Làm theo chế độ 3 ca, đảm bảo cho hệ thống sản xuất diễn ra bình thường, chịu trách nhiệm đối với các vấn đề hư hỏng liên quan đến cơ và điện trong phân xưởng.

Tổ điện tử bình bản:

Gồm 12 người, chia làm 2 tổ tự quản. Có nhiệm vụ là sắp chữ với nội dụng theo yêu cầu của khách hàng, dàn theo maket, xuất ra giấy can hay xuất phim và xuất bản kẽm.

Phân xưởng in:

Gồm 61 người, làm theo chế độ 3 ca, có nhiệm vụ từ bản kẽm in ra bán thành phẩm. Công ty Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sản xuất Tổ cơ điện Tổ điện tử bình bản Phân xưởng máy in Phân xưởng thành phẩm Kho nguyên vật liệu Kho thành phẩm

Phân xưởng thành phẩm:

Gồm 96 người, có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ phân xưởng in rồi đem dán, gấp bộ hoàn chỉnh sản phẩm.

Kho nguyên vật liệu:

Là nơi bảo quản, dự trữ chuẩn bị vật tư đầu vào và đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kho thành phẩm:

Là nơi bảo quản sản phẩm đầu ra như các loại sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.

Nhận xét:

Qua sơ đồ tổ chức sản xuất trên của công ty cho thấy khá đơn giản, gọn nhẹ, rất hợp lý. Có sự phân công và chuyên môn hóa sản xuất từ đó nâng cao năng suất lao động với chất lượng được nâng cao. Các bộ phận được bố trí khá thuận tiện cho thấy sự kiểm tra đôn đốc hoạt động.

2.1.6/ Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: công ty:

2.1.6.1/ Các nhân tố bên trong:

Nhà xưởng:

Nhà xưởng được xây dựng chắc chắn, thoáng mát, an toàn, từ đó tạo nên tâm lý an toàn toải mái cho công nhân khi làm việc.

Nguồn nhân lực:

Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề. Biết cách tăng động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên cũng như thu hút lao động, chăm lo đời sống tinh thần, phúc lợi cho công nhân viên. Điều đó đã mang lại hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng lao động nhằm tăng hiệu quả hoạt động của công ty.

Hiện nay công ty đã và đang tuyển thêm một số công nhân có tay nghề cao, có trình độ văn hóa để phục vụ sản xuất kinh doanh của DN.

Máy móc thiết bị:

Là tư liệu sản xuất quan trọng, thể hiện năng lực và trình độ sản xuất của công ty. Với sự đầu tư đúng hướng và trọng điểm, hiện nay công ty có hệ thống máy móc sản xuất ổn định, hiệu quả, giá trị sử dụng còn hơn 60%, thừa khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất. Công ty đã không ngừng đầu tư, nâng cấp máy móc thiết bị, cập nhật những công nghệ mới để phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Nguyên vật liệu:

Nguồn cung ứng nguyên vật liệu đa dạng, công ty dễ dàng lựa chọn nhà cung ứng. Nhưng trong thời gian qua, một số nguyên vật liệu đầu vào giá cả tăng cao nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành và lợi nhuận của công ty.

Nguồn vốn:

Với nguồn vốn hiện có thì công ty chưa thể mở rộng quy mô sản xuất ra nhiều tỉnh thành. Vì vậy công ty cần đưa ra những chính sách hợp lý để thu hút đầu tư.

2.1.6.2/ Các nhân tố bên ngoài:

Yếu tố tự nhiên:

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt khu vực miền Trung ảnh hưởng rất rõ rệt, mà nguồn vật tư của công ty chủ yếu được lấy từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nên công ty gặp nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển trong mùa mưa.

Yếu tố chính trị:

Nước ta có nền chính trị khá ổn định so với các nước trên thế giới. Chính vì vậy tạonên môi trườngđầu tư an toàn không chỉ đối với các nhà đầu

tư trong nước mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.

Yếu tố pháp luật:

Trong thời gian gần đây nước ta đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, luật đầu tư và luật doanh nghiệp áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế sẽ tạo một sân chơi lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp, xóa bỏ rào cản đầu tư.

Tuy nhiên với luật xuất bản ra đời năm 1994 cho phép hầu hết các thành phần kinh tế tham gia vào ngành in, chính điều này tạo nên sức ép rất lớn đối với công ty. Công ty Khatoco, Đông Á…và hàng trăm cơ sở in lụa nhỏ bé khác tham gia vào ngành in trên toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung khiến DN rơi vào tình trạng cạnh tranh gay gắt nên công ty phải cố gắng hoàn thiện và tạo điểm khác biệt để không bị đánh bật khỏi thị trường in, tạo chữ tín trong lòng khách hàng, giữ chữ tín và thương hiệu của mình.

Yếu tố kinh tế - xã hội:

Các yếu tố thuộc về kinh tế như lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường…cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong bối cảnh chung hiện nay, sự ảnh hưởng của bão giá, lạm phát, chính sách tiền tệ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ DN, cụ thể là chính sách kích cầu thông qua việc hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, giảm thuế, gia hạn nộp thuế…Đây cũng là cơ hội để các DN phục hồi sản xuất và tạo cú hích cho sự phát triển.

Hiện nay nền kinh tế đã và đang dần được phục hồi tạo triển vọng đầu tư và phát triển cho các DN nói chung và công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa nói riêng.

Yếu tố kỹ thuật:

Với công nghệ mới hiện nay và những đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm ngày càng cao như độ sắc nét, màu sắc phong phú, hình ảnh, độ bền…do đó một trong những ưu tiên hàng đầu là công ty cần phải đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại và cả việc học hỏi ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm ngày càng nâng cao chất lượng. Quan trọng, DN cần phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm trong điều kiện cho phép song vẫn đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng, tạo ra một sản phẩm có nét riêng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tạo lập được thương hiệu của công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa.

Môi trường cạnh tranh:

Trong xu thế phát triển và hội nhập, cạnh tranh là tất yếu và diễn ra gay gắt, đặc biệt về giá cả chất lượng sản phẩm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có khá nhiều DN cùng hoạt động trong cùng ngành in, điều này tạo ra một áp lực lớn cho DN và tạo cho DN những khó khăn nhất định. Tuy công ty có vị trí cao trong ngành in nhưng vẫn phải đề phòng các đối thủ. DN luôn phải có chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng để hoạt động sản xuất kinh doanh không bị trì trệ và kém hiệu quả. DN cần phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài để không bị ảnh hưởng và chi phối nếu các đối thủ cạnh tranh hạ giá đột ngột.

Tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh cũng góp phần tạo nên thương hiệu cho công ty, giúp công ty tập trung hơn vào việc sản xuất kinh doanh của mình.

Các chính sách của Chính phủ:

Chính sách cổ phần hóa đã giúp cho DN hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với mô hình trước đây. Chính sách kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng giúp công ty mở rộng sản xuất và tăng số lượng tiêu thụ. Chính sách tiền

tệ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ giúp công ty ổn định giá thành và lợi nhuận, chính sách xã hội, an sinh xã hội, lãi suất ngân hàng đều ảnh hưởng đáng kể đối với công ty.

2.1.7/ Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua: Bảng 2.1 BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT Bảng 2.1 BẢNG ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng doanh thu 2. Tổng LNTT 3. Tổng LNST 4. Tổng số lao động 5. Tổng thu nhập bình quân (tháng) 6. Tổng tài sản bình quân 7. Tổng số thuế phải nộp NSNN Đồng Đồng Đồng Người Đồng Đồng Đồng 53.790.193.417 3.708.402.357 3.059.431.945 178 2.600.000 13.149.606.161 3.670.000.000 65.377.572.528 4.025.000.000 3.320.625.000 181 2.900.000 14.544.002.412 3.825.000.000 69.938.767.545 5.004.325.152 4.128.568.228 186 3.300.000 14.991.189.815 4.176.000.000

( nguồn: Phòng kế toán - kinh doanh)

Nhận xét:

Qua bảng tổng hợp trên, ta có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua là khá tốt:

Doanh thu tăng đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 đạt khoảng 54 tỷ đồng, năm 2011 đạt khoảng 65 tỷ đồng, năm 2012 đạt gần 70 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy trong các năm vừa qua công ty đã hoạt động khá tốt.

Doanh thu tăng làm lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng theo. Cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt khoảng 3 tỷ đồng, năm 2011 đạt khoảng 3,3 tỷ đồng tức là tăng 8,54% so với năm 2010. Sang đến năm 2012,

lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng 24,33% so với năm 2011, tương đương với khoảng 4 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy lợi nhuận sau thuế không những tăng qua các năm mà tốc độ tăng của năm sau còn cao hơn so với năm trước. Đây là dấu hiệu tốt. Doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa khả năng sản xuất của mình.

Tổng số lao động qua 3 năm có sự tăng nhẹ, chứng tỏ trong 3 năm vừa qua quy mô sản xuất của công ty vẫn chưa được mở rộng nên vẫn không cần thêm nhiều nguồn lao động mới. Công ty cũng luônđảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, thu nhập bình quân tăng qua các năm: 2,6 triệu đồng trong năm 2010; 2,9 triệu đồng trong năm 2011 và 3,3 triệu đồng trong năm 2012. Đây là tiền lương bình quân cho người lao động trong công ty, chưa kể tiền khen thưởng, tăng ca, hỗ trợ….Thu nhập bình quân tăng góp phần làm cho đời sống của công nhân viên được cải thiện. Đây cũng chính là xu hướng chung của thị trường vì nhu cầu về đời sống của người dân ngày càng tăng cao.

Tổng tài sản bình quân qua 3 năm có sự gia tăng. Năm 2010 đạt khoảng 13 tỷ đồng; năm 2011 đạt khoảng 14,5 tỷ đồng tức là tăng 10,6% so với năm 2010; Đến năm 2012 tuy tổng tài sản bình quân có tăng nhưng tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 3,1% tức là khoảng gần 15 tỷ đồng. Sự tăng nhẹ này có thể được lý giải bởi tác động không tốt từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. Thế nhưng trong điều kiện kinh tế khó khăn công ty vẫn có thể gia tăng tổng tài sản của mình chứng tỏ với việc khẳng định vị thế của công ty trên thương trường. Tạo tiền đề để gia tăng quy mô hoạt động cũng như góp phần gia tăng thu nhập cho người lao động.

Làm ăn có hiệu quả nên số thuế góp vào ngân sách Nhà nước cũng tăng trong 3 năm vừa qua: 3,6 tỷ đồng trong năm 2010; 3,8 tỷ đồng trong năm 2011 và 4,1 tỷ đồng trong năm 2012. Như vậy trong 3 năm vừa qua công ty

làm ăn có hiệu quả không những góp phần nâng cao chất lượng đời sống người lao động mà còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước một khoản không nhỏ. Đây là tín hiệu đáng mừng và công ty cần cố gắng phát huyhơn nữa khả năng cũng như vai trò của mình.

Tóm lại: Các chỉ tiêu trên nhìn chung đều tăng trưởng theo chiều hướng tốt và có xu hướng tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.

2.1.8/ Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:

Theo dự kiến, công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa có ý định trong việc tăng thêm vốn điều lệ cũng như tăng thêm mức cổ tức thanh toán cho các cổ đông, tạo thêm thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh đó, công ty còn bổ sung thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác quản lý các loại máy in, máy scan, máy tính…mang lại hiệu quả cao.

Nỗ lực xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, làm việc sáng tạo, chuyên nghiệp và quan tâm đến sự phát triển công ty, tức là có tâm huyết với sự nghiệp xây dựng của công ty.

Xây dựng cảnh quan mặt tiền kết hợp với bố trí kho xưởng tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc và hoạt động giao dịch với khách hàng.

Ngoài ra công ty còn dự định những biện pháp cụ thể trong việc xử lý phế liệu, rác thải công nghiệp, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Công ty còn có những biện pháp cụ thể trong việc quan tâm đến nhiều lĩnh vực kinh doanh mới theo xu hướng khai thác được thế mạnh của thành phố du lịch đang trên đà phát triển và đời sống tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao.

2.1.9/ Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa: Khánh Hòa:

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến. Quan hệ hỗ trợ.

Sơ đồ 2.4: Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán

* Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành:

Kế toán trưởng:

Là người có quyền hành cao nhất trong bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng quản trị về công việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình:

- Về nhiệm vụ chuyên môn:

+ Tổ chức công tác kế toán thống kê một cách hợp lý và khoa học.

+ Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng chế độ, kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị tài sản cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao mòn, hư hỏng…đồng thời đề xuất biện pháp xử lý.

+ Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán quy định. Kế toán trưởng

(Kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ)

Kế toán thanh toán ( Kế toán lao động – tiền lương) Kế toán tính giá hợp đồng Kế toán vật tư (Thủ quỹ)

+ Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty.

+ Tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành các chế độ kế toán mới do bộ tài chính ban hành.

+ Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty.

- Về vai trò kiểm soát:

+ Kiểm tra việc chấp hành chế độ và kỷ luật lao động, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp đối với người lao động.

+ Việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.

+ Việc kiểm tra tài sản và đánh giá lại tài sản theo đúng chế độ quy định. + Hỗ trợ giám đốc trong việc phân tích hoạt động kinh doanh, củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán theo yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý.

Kế toán tổng hợp ( kiêm kế toán TSCĐ):

- Tiếp nhận chứng từ, tổng hợp số liệu lên báo cáo quyết toán rồi trình lên kế toán trưởng xem xét và ký duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát và lưu trữ chứng từ. Đồng thời theo dõi cả kế toán tài sản cố định, quản lý TSCĐ, và tính khấu hao theo quy định của bộ tài chính.

Kế toán vật tư ( kiêm thủ quỹ):

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 65)