Tổng quan về công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 54)

2.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa:

Tên công ty: Công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa. Tên viết tắt: COPHITMAK.

Trụ sở chính: 08 – Lê Thánh Tôn – Nha Trang – Khánh Hòa. Điện thoại: 0583510284.

Fax: 0583285.

Email: inkhanhhoa@gmail.com

Ngành nghề kinh doanh: In và các sản phẩm liên quan đến in. Diện tích mặt bằng: 2500 m2.

Vốn điều lệ: 4.100.000.000 đồng.

Đại diện: Ông Huỳnh Xuân Đam – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty.

Hình thức: Công ty cổ phần.

Sự hình thành và phát triển của công ty đến hiện tại có thể chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn từ năm 1977 – 1989:

Tiền thân là nhà in tư nhân năm 1975, theo quyết định 260/UB-TC ngày 11/03/1977 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Khánh thì xí nghiệp in Phú Khánh ra đời. Lúc này sản phẩm chủ yếu là in đen trắng, kỹ thuật in còn lạc hậu với nhiệm vụ chính là phục vụ chính trị cho cả tỉnh. Lúc này xí nghiệp ra đời

cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho công nhân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn lạc hậu, năng suất chưa cao.

Năm 1987, nền kinh tế nước ta từng bước xóa bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, xí nghiệp đã gặp nhiều lúng túng nên kết quả hoạt động có phần giảm sút.

Giai đoạn 1990 – 2006:

Do tỉnh Phú Khánh tách thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nên ngày 13/04/1993 Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa có quyết định số 1024/QĐ-UB về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp In Khánh Hòa trực thuộc UBND tỉnh và ủy quyền cho sở văn hóa Khánh Hòa quản lý theo quyết định 396/QĐ-TT ngày 14/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ xí nghiệp là doanh nghiệp Nhà Nước với 100% vốn Nhà nước.

Trước tình hình mới, xí nghiệp là một đơn vị hạch toán độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Cùng với xu hướng của thời đại, xí nghiệp đã có những bước đổi mới đáng kể trên tất cả các mặt như kỹ thuật, tổ chức, quan hệ với đối tác…đã mở ra triển vọng khả quan cho toàn xí nghiệp.

Về kỹ thuật, xí nghiệp đã thanh lý máy cũ để thay vào các thiết bị mới. Quy trình dần được hoàn thiện ở từng khâu một. Nhờ đó sản phẩm được cải thiện về chất lượng tốt, đa dạng, thu hút được sự chú ý không chỉ miền Trung, Tây Nguyên, mà của cả nước.

Về tổ chức, đội ngũ lao động được bố trí hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu. Bộ phận quản lý gọn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả trong quản lý. Thu nhập của người lao động dần được cải thiện, có những quy định cụ thể về cấp vật tư và trả lương.

Về quan hệ đối tác, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng do có sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã, tác phong làm việc uy tín nên đã ký và thực hiện được nhiều hợp đồng dài hạn như in các loại báo hàng ngày ( báo

Thanh niên, báo Tuổi trẻ…) chính vì vậy đã tạo ra nguồn thu ổn định và tạo được vị thế nhất định trên thị trường.

Trong quá trình hoạt động đã mang lại nhiều hiệu quả, hoàn thành kế hoạch được giao trong nhiều năm liền. Năm 1997 được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng nhì. Ngoài ra doanh nghiệp còn được nhiều bằng khen của Bộ văn hóa thông tin và UBND tỉnh Khánh Hòa.

Giai đoạn 2006 đến nay:

Theo chủ trương chung của Chính phủ trong việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển đổi, đầu tháng 04/2006, xí nghiệp chuyển thành công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa chính thức hoạt động dưới hình thức mới là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với Pháp luật Việt Nam.

2.1.2/ Chức năng và nhiệm vụ:

Công ty cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau:

 Chủ động xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng và nhiệm vụ công ty và nhu cầu thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng khoản nộp ngân sách Nhà nước, tham gia nhiều hoạt động xã hội, tạo thế phát triển bền vững.

 Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời huy động thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó cũng phải có các biện pháp bảo toàn và phát triển các nguồn vốn.

 Tuân thủ, chấp hành các chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán, lao động tiền lương và các chính sách xã hội khác.

 Thực hiện đúng chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của báo cáo tài chính.

 Thực hiện các quy định của Nhà nước về việc bảo vệ tài nguyên môi trường và an ninh quốc gia.

 Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 Không ngừng cải thiện môi trường làm việc, đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

2.1.3/ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: 2.1.3.1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: 2.1.3.1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Giám đốc Ban kiểm soát Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật – Sản xuất Phòng kế toán – Kinh doanh

2.1.3.2/ Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:

Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức một năm một lần, có quyền thảo luận và thông qua BCTC, báo cáo của ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị, các kế hoạch phát triển của công ty. Có quyền ra quyết định bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, đưa ra mức cổ tức thanh toán, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty. Ngoài ra còn có các quyền khác được quy định trong điều lệ công ty.

Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên.

Là bộ phận có đủ quyền hạn để thực hiện các quyền nhân danh công ty. Có quyền quản lý và chỉ đạo thực hiện sản xuất kinh doanh, công việc quản lý của công ty. Có trách nhiệm giám sát Giám đốc và người quản lý các bộ phận khác. Có quyền xác định mục tiêu hoạt động cũng như mục tiêu chiến lược đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng và duyệt phương án tổ chức nhân sự của công ty. Có quyền quyết định giá bán cổ phiếu hay tăng giảm vốn điều lệ. Đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm và các quyền khác được quy định cụ thể trong điều lệ công ty.

Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về tổ chức kế toán:

Là bộ phận thay mặt cổ đông để kiểm soát về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và điều hành công ty. Có quyền giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường. Có quyền kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản và báo cáo hàng năm trước khi trình lên Hội đồng quản trị.

Giám đốc:

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, Giám đốc phải thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, tiến hành các kế hoạch đầu tư kinh doanh đã được thông qua. Thay mặt công ty trong việc ký kết các hợp đồng, tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã được thông qua. Vào quý IV hàng năm phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý công ty. Quyết định mua bán các tài sản hay đầu tư khác có giá trị nhỏ và các quyền khác theo quy định cụ thể trong điều lệ công ty.

Phòng tổ chức hành chính:

Là bộ phận tổ chức quản lý bộ phận nhân sự, công tác thi đua, tuyển dụng và đào tạo hay các vấn đề liên quan tranh chấp lao động. Tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động.

Phòng kỹ thuật – sản xuất: Gồm 7 thành viên.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, tổ chức các phân xưởng hoạt động, đảm bảo an toàn lao động, sửa chữa máy móc thiết bị. Nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, tham mưu cho Giám đốc về việc đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất.

Phòng kế toán – Kinh doanh: Gồm 10 thành viên.

Có nhiệm vụ thu thập, xử lý chứng từ kịp thời, chính xác, cập nhật thông tin liên quan đến BCTC, tham mưu cho lãnh đạo về tài chính, đưa ra các đề xuất cho Giám đốc liên quan đến tài chính. Thực hiện việc ký kết hợp đồng, các giao dịch với khách hàng, nghiên cứu và tiến hành các hoạt động mở rộng thị trường, tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác nhằm phối hợp trong hoạt động.

2.1.4/ Tổ chức sản xuất:

2.1.4.1/ Đặc điểm ngành nghề kinh doanh:

Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành in cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Không ít khó khăn thực tế tác động đến ngành như chi phí sản xuất tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt; sự chi phối, cạnh tranh mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông khác như internet, kỹ thuật số...; giá nguyên vật liệu (giấy) ngày càng tăng cao; việc chuyển đổi hình thức hoạt động, tái cấu trúc ngành, đầu tư phát triển còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực thiếu và yếu... Trong tình hình đó, ngành in vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng, tuy không cao bằng những năm trước. Nhìn chung, ngành đã làm tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ giáo dục và đào tạo, văn hóa - xã hội góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu đọc của nhân dân và các sản phẩm in thương mại khác.

Hiện nay cả nước có tổng số gần 1.500 cơ sở in. Các tài liệu, xuất bản phẩm của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nhằm phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tài liệu hội thảo, hội nghị, kỷ yếu... với sản lượng in ước tính khoảng vài tỷ trang in mỗi năm đều được các cơ sở in trung ương và địa phương phục vụ tốt. Việc in gia công cho nước ngoài hiện nay chưa nhiều, khoảng vài tỷ trang in mỗi năm, tập trung vào các nước như Lào, Cam-pu- chia, Mỹ, Ca-na-đa, Nhật Bản...

Ngành in bao gồm các mảng sau:

- Mảng in lớn nhất hiện nay vẫn là nhãn hàng và bao bì. Loại sản phẩm này phát triển theo tỷ lệ tăng trưởng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

- Mảng in có tỷ lệ tăng trưởng tốt tiếp theo là các loại Catalogue, tờ rơi, quảng cáo, các loại chứng từ, hoá đơn, thẻ cào …. đang ngày một lớn

theo sự phát triển của nền kinh tế, của hệ thống các doanh nghiệp và các loại dịch vụ. Tuy vậy tỷ trọng sản lượng của các mặt hàng này mới chỉ chiếm khoảng 15% trong cơ cấu chung của cả ngành in nên sự tác động đến gia tăng sản lượng của Ngành chưa cao.

- Mảng in vé số, chiếm vị trí đáng kể trong sản lượng ngành in phía Nam thì đang giảm đi do chủ trương tăng dần mệnh giá (từ quý II năm 2011 chỉ còn loại mệnh giá 10.000đ) và giảm số lượng vé số phát hành. So với thời kỳ hoàng kim thì lượng vé số giảm tới 2/3 về lượng vé phát hành làm cho nhiều nhà in có in vé số bị ảnh hưởng đáng kể.

- Còn mảng in “truyền thống” là các xuất bản phẩm như sách, báo, tạp chí, văn hoá phẩm thì mức độ tăng trưởng không đáng kể. Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế, bởi lạm phát và bởi sự cạnh tranh của các phương tiện truyền thông khác thì sách, báo, tạp chí đã có được sản lượng tương đối ổn định : số đầu sách, báo, tạp chí có tăng và giảm chút ít nhưng số lượng ấn bản thì không tăng, có xu thế ngày một giảm dần. Riêng các loại lịch, chỉ có lịch block có sản lượng tăng lên do thói quen sử dụng của xã hội vẫn được duy trì và đòi hỏi ngày một cao hơn về chất lượng, màu sắc và mẫu mã. Lịch tiểu và lịch trung giảm hơn trước, nhưng lịch đại và siêu đại lại có nhu cầu ngày một tăng. Các xuất bản phẩm nói trên vẫn là mảng công việc chính của các nhà in “truyền thống” vốn mang tính tổng hợp nhưng in xuất bản phẩm vẫn là chủ đạo. Sản lượng trang in của các loại sản phẩm này không còn khả năng phát triển như thời kỳ trước đây và chiếm tỷ trọng ngày một ít hơn so với các loại sản phẩm khác, hiện chỉ chiếm khoảng 25% trong cơ cấu sản lượng chung của ngành. Do vậy một số nhà in đã dần chuyển hướng sang các loại mặt hàng khác để giảm áp lực cạnh tranh và định hướng phát triển lâu dài là một sự lựa chọn đúng đắn.

Trong những năm tiếp theo, ngành in xác định những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng ngành bước đầu trở thành một ngành công nghiệp hiện đại với nhiều trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến; từng bước đào tạo nguồn nhân lực bài bản, chuyên sâu, đủ năng lực đáp ứng mọi nhu cầu về in của đất nước. Đồng thời, xúc tiến và tiếp cận để in gia công xuất khẩu cho các nước trong khu vực và thế giới; nâng cao năng lực sản xuất toàn ngành để tiếp tục duy trì mức tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 10% về sản lượng trang in, phấn đấu đến năm 2015 đạt 1.500 tỷ trang in; đạt mức tăng năng suất lao động hằng năm từ 10 đến 15%; tăng thu nhập bình quân của người lao động hằng năm hơn 10%; triển khai thực hiện các dự án mục tiêu trọng điểm Quy hoạch ngành in khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa

* Giải thích sơ đồ:

Khách hàng kí hợp đồng với phòng Kế toán – kinh doanh, dựa trên những điều kiện đã kí, phòng kỹ thuật viết lệnh sản xuất chuyển cho phân xưởng. Các phân xưởng thực hiện đúng yêu cầu của phòng kỹ thuật về thời gian, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng.

Phòng kế toán – Kinh doanh Hợp đồng in

Tổ điện tử bình bản: - Sắp xếp điện tử. - Bình bản.

- Xuất bản kẽm.

Phân xưởng máy in: - In theo bản kẽm. - Xuất bán thành phẩm Phân xưởng thành phẩm: - Xén. - Đóng. - Gói. Phòng kỹ thuật – Sản xuất Lệnh sản xuất Khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 54)