Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản trị tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Mục đích chính của biểu kê là chỉ rõ vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng như thế nào, hay nói cách khác là trả lời câu hỏi trong kỳ kinh doanh vừa qua, DN lấy tiền từ đâu và dùng số tiền đó làm gì? Ngoài ra thông tin trên biểu kê còn cho biết DN có vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn hay không?
Để lập biểu kê này trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ này sang đầu kỳ kế tiếp đó. Mỗi sự thay đổi này được xếp vào một trong hai cột: “ Nguồn vốn” hay “ Sử dụng vốn” theo nguyên tắc:
Nếu tài sản tăng hoặc nguồn vốn giảm thì đó chính là việc sử dụng vốn trong kỳ nên ghi vào cột “ Sử dụng nguồn vốn”.
Nếu tài sản giảm hoặc nguồn vốn tăng thì đó chính là nguồn vốn phát sinh trong kỳ nên ghi vào cột “ Nguồn vốn”.
Bảng 1.7 BIỂU KÊ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN đvt…… STT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Nguồn vốn Sử dụng vốn A Phần tài sản 1. Tiền mặt … B Phần nguồn vốn 1. Vay ngắn hạn … Tổng cộng 1.5.5.2/ Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn:
Sau khi lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn, ta xây dựng bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn. Bảng này cho thấy những trọng điểm của việc sử dụng vốn cũng như nguồn vốn mà DN đã sử dụng trong kỳ.
Bảng 1.8 BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN STT Chỉ tiêu Số tiền ( đồng) Tỷ trọng (%) A Nguồn vốn 1 …….. Cộng B Sử dụng vốn 1 …….. Cộng
1.5.6/ Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont:
Phương pháp phân tích Dupont cho thấy sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Đó là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Vòng quay tổng tài sản, doanh lợi doanh thu, tỷ số nợ với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra phương pháp này còn chỉ rõ các nhân tố trong từng thành phần tác động đến các tỷ số này. Phương pháp phân tích Dupont được trình bày thông qua các chỉ tiêu sau:
1.5.6.1/ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:
Đối với tỷ suất này, khi sử dụng phương pháp Dupont cho phép xác định nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của DN: hoặc là do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hoặc do lợi nhuận trên một đồng doanh thu quá nhỏ. Từ đó, nhà quản trị có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp: hoặc đẩy mạnh tiêu thụ hoặc tiết kiệm chi phí.
= Doanh lợi doanh thu ( ROS) x Vòng quay tổng vốn
Phương trình trên cho thấy doanh lợi vốn kinh doanh phụ thuộc vào hai nhân tố:
Doanh lợi doanh thu ( ROS): Phản ánh mức sinh lời trên một đồng doanh thu cao hay thấp. Đối với nhân tố này, mức sinh lời trên một đồng doanh thu cao hay thấp là do ảnh hưởng của chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ cao hay thấp. Trong tổng số chi phí phát sinh thì bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, một khi phân tích tỷ số này thấp thì ta phải đề ra biện pháp để giảm chi phí sản xuất kinh doanh của DN.
Doanh lợi tổng vốn ( ROA) = Lợi nhuận Tổng tài sản = Lợi nhuận Doanh thu x
Doanh thu thuẩn Tổng tài sản
Vòng quay tổng vốn: phản ánh mức độ hoạt động của DN trong kỳ tốt hay xấu. Đối với nhân tố này, việc làm giảm tốc độ quay vòng của vốn là do tốc độ tiêu thụ hàng hóa trong kỳ là quá thấp hoặc DN đã đầu tư quá nhiều vào tài sản trong DN. Từ việc phân tích trên, ta đề ra các biện pháp hợp lý và kịp thời theo hướng đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ để gia tăng doanh thu và tận dụng công suất máy móc thiết bị đã đầu tư…
Sơ đồ phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản theo phương pháp Dupont như sau:
Sơ đồ 1.2: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản theo phương pháp Dupont
Doanh lợi doanh thu (ROS) Vòng quay tổng vốn nhân Doanh thu và thu nhập khác Doanh thu và thu nhập khác Tổng tài sản Chia Chia
Tổng chi phí Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Cộng Trừ Chi phí QLDN Chi phí khác
Thuế TNDN chính ngĐầu tư tài ắn hạn Tiền Hàng tồn kho Lợi nhuận sau thuế Doanh thu và thu nhập Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí tài chính Các khoản phải thu ngắn hạn Doanh lợi tổng vốn
1.5.6.2/ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( doanh lợi vốn tự có) ROE: ROE:
Tỷ suất này được phân tích như sau:
Phương trình trên cho thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào ba nhân tố, đó là: doanh lợi doanh thu, số vòng quay tổng vốn và tỷ số nợ. Đối với các nhân tố doanh lợi doanh thu và số vòng quay tổng vốn thì việc phân tích tương tự như tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh. Đối với tỷ số nợ, ta thấy khi tỷ số nợ càng cao thì tỷ số 1/ (1- tỷ số nợ) càng lớn. Do đó, khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ càng cao, hay nói cách khác là tỷ số nợ tỷ lệ thuận với doanh lợi vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khi tỷ số nợ của DN càng cao thì các tỷ số thanh toán càng thấp cho thấy rủi ro tài chính càng cao.
Tóm lại, nếu kỹ thuật phân tích tài chính thông qua các tỷ số tài chính cho thấy tình hình tài chính của DN, cũng như điểm mạnh và điểm yếu về mặt tài chính của DN cần phải hoàn thiện hoặc phát huy, thì phân tích tài chính
=
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu
= x x
1 1- Tỷ số nợ =
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vòng quay tổng tài sản Doanh lợi
doanh thu (ROS) Doanh lợi
vốn chủ sở hữu
theo phương pháp Dupont lại cho thấy các nguyên nhân của tình trạng tài chính đó.
1.6/ Dự báo tình hình tài chính: 1.6.1/ Khái niệm:
Dự báo là một khoa học hết sức rộng lớn. Trong tài chính DN, dự báo là quá trình xem xét thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước định tình hình tài chính của DN ở tương lai đặt trong một viễn cảnh nhất định.
Việc dự báo tài chính tập trung vào Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và dự báo nhu cầu vốn bằng tiền. Bởi lẽ các tài liệu này thể hiện mục tiêu tài chính của DN cần đạt tới trong tương lai.
1.6.2/ Tầm quan trọng của dự báo tình hình tài chính:
Dự báo tình hình tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản trị. Bởi lẽ khi tiến hành dự báo nhu cầu tài chính cho năm sau sẽ giúp cho các nhà quản trị có các căn cứ để tiến hành các công việc liên quan đến nguồn vốn:
- Là cơ sở tổ chức để huy động vốn, tức là sẽ biết cần bao nhiêu vốn để tiến hành huy động vốn cho phù hợp. Nếu không dự báo sẽ không hình dung số vốn cần là bao nhiêu: huy động thiếu sẽ không đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Huy động thừa sẽ gây ra lãng phí không cần thiết.
- Là cơ sở để phân bổ vốn: Một khi đã tiến hành dự báo nhu cầu tài chính thì nhà quản trị sẽ có thể nắm trong tay kế hoạch phân bổ nguồn vốn vào các khoản mục sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Từ đó việc phân bổ nguồn vốn sẽ thuận lợi và dễ dàng quản lý hơn.
- Giúp nhà quản trị có thể kiểm tra tình hình huy động vốn thuận lợi hơn.
1.6.3/ Quá trình và căn cứ dự báo tài chính DN:
Quá trình dự báo tài chính:
Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo dự thảo, giai đoạn hoàn chỉnh dự thảo.
Giai đoạn chuẩn bị:
Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu thập và phân tích thông tin. Những thông tin cần thu thập có thể chia làm 2 loại: Thông tin về các nhân tố bên ngoài DN và thông tin về các nhân tố bên trong DN. Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lí, chọn lọc, phân tích.
Giai đoạn soạn thảo dự báo:
Trên cơ sở tài liệu thông tin, sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo về tình hình tài chính của DN.
Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch:
- Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.
- Xem xét mức độ hợp lí của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động.
Những căn cứ chủ yếu dự báo tài chính:
- Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước: Những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá tình hình tài chính và kết quả tài chính kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của DN, từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu về tài chính của DN trong tương lai
- Các chiến lược hay định hướng tài chính của DN. Kế hoạch tài chính là việc cụ thể hóa tài chính của DN. Do vậy, khi lập tài chính hàng năm cần
phải trên cơ sở xem xét các chiến lược tài chính của DN như: Chiến lược đầu tư, chiến lược huy động vốn, chiến lược về cổ tức…
- Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với DN, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của DN. Cần nắm vững các chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước, các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn…Và những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự biến động của lãi suất, của thị trường chứng khoán, sự phát triển của các công ty cho thuê tài chính…
Những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự báo tài chính của DN.
1.6.3/ Các phương pháp dự báo tình hình tài chính:
Có 4 phương pháp để dự báo tình hình tài chính: - Phương pháp tỷ lệ % doanh thu.
- Phương pháp dựa vào hệ số tài chính đặc trưng. - Phương pháp dựa vào chu kỳ vận động của vốn. - Phương pháp dựa vào nhu cầu vốn bằng tiền.
Chương II:Phân tích tình hình tài chính của công ty
Cổ phần In và thương mại Khánh Hòa qua 3 năm
2010 – 2011- 2012.
2.1/ Tổng quan về công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa: 2.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần In và 2.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa:
Tên công ty: Công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa. Tên viết tắt: COPHITMAK.
Trụ sở chính: 08 – Lê Thánh Tôn – Nha Trang – Khánh Hòa. Điện thoại: 0583510284.
Fax: 0583285.
Email: inkhanhhoa@gmail.com
Ngành nghề kinh doanh: In và các sản phẩm liên quan đến in. Diện tích mặt bằng: 2500 m2.
Vốn điều lệ: 4.100.000.000 đồng.
Đại diện: Ông Huỳnh Xuân Đam – Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty.
Hình thức: Công ty cổ phần.
Sự hình thành và phát triển của công ty đến hiện tại có thể chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn từ năm 1977 – 1989:
Tiền thân là nhà in tư nhân năm 1975, theo quyết định 260/UB-TC ngày 11/03/1977 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Khánh thì xí nghiệp in Phú Khánh ra đời. Lúc này sản phẩm chủ yếu là in đen trắng, kỹ thuật in còn lạc hậu với nhiệm vụ chính là phục vụ chính trị cho cả tỉnh. Lúc này xí nghiệp ra đời
cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho công nhân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất còn lạc hậu, năng suất chưa cao.
Năm 1987, nền kinh tế nước ta từng bước xóa bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, xí nghiệp đã gặp nhiều lúng túng nên kết quả hoạt động có phần giảm sút.
Giai đoạn 1990 – 2006:
Do tỉnh Phú Khánh tách thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nên ngày 13/04/1993 Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa có quyết định số 1024/QĐ-UB về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, xí nghiệp In Khánh Hòa trực thuộc UBND tỉnh và ủy quyền cho sở văn hóa Khánh Hòa quản lý theo quyết định 396/QĐ-TT ngày 14/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ xí nghiệp là doanh nghiệp Nhà Nước với 100% vốn Nhà nước.
Trước tình hình mới, xí nghiệp là một đơn vị hạch toán độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Cùng với xu hướng của thời đại, xí nghiệp đã có những bước đổi mới đáng kể trên tất cả các mặt như kỹ thuật, tổ chức, quan hệ với đối tác…đã mở ra triển vọng khả quan cho toàn xí nghiệp.
Về kỹ thuật, xí nghiệp đã thanh lý máy cũ để thay vào các thiết bị mới. Quy trình dần được hoàn thiện ở từng khâu một. Nhờ đó sản phẩm được cải thiện về chất lượng tốt, đa dạng, thu hút được sự chú ý không chỉ miền Trung, Tây Nguyên, mà của cả nước.
Về tổ chức, đội ngũ lao động được bố trí hợp lý, phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu. Bộ phận quản lý gọn mà vẫn đảm bảo được hiệu quả trong quản lý. Thu nhập của người lao động dần được cải thiện, có những quy định cụ thể về cấp vật tư và trả lương.
Về quan hệ đối tác, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng do có sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã, tác phong làm việc uy tín nên đã ký và thực hiện được nhiều hợp đồng dài hạn như in các loại báo hàng ngày ( báo
Thanh niên, báo Tuổi trẻ…) chính vì vậy đã tạo ra nguồn thu ổn định và tạo được vị thế nhất định trên thị trường.
Trong quá trình hoạt động đã mang lại nhiều hiệu quả, hoàn thành kế hoạch được giao trong nhiều năm liền. Năm 1997 được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng nhì. Ngoài ra doanh nghiệp còn được nhiều bằng khen của Bộ văn hóa thông tin và UBND tỉnh Khánh Hòa.
Giai đoạn 2006 đến nay:
Theo chủ trương chung của Chính phủ trong việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, sau khi hoàn thành các thủ tục chuyển đổi, đầu tháng 04/2006, xí nghiệp chuyển thành công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa chính thức hoạt động dưới hình thức mới là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với Pháp luật Việt Nam.
2.1.2/ Chức năng và nhiệm vụ:
Công ty cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng và nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ như sau:
Chủ động xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng và nhiệm vụ công ty và nhu cầu thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng khoản nộp ngân