Để đánh giá giá trị thị trường của công ty ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS):
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của DN, được tính bởi công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế) ( Mã số 50 (60) – BCKQHĐKD)
Vốn chủ sở hữu bình quân ( Mã số 400 – Phần nguồn vốn)
Trong đó:
Tổng thu nhập ròng của cổ đông = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu là một yếu tố quan trọng để quyết định giá trị cổ phiếu bởi vì nó đo lường mức độ thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu hay nói cách khác, nó thể hiện mức thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phiếu đó.
Trong việc tính EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hóa việc tính toán bằng việc sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.
EPS càng cao chứng tỏ DN đã sử dụng hiệu quả đồng vốn của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng trong công thức tính toán trên. Hai DN có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là DN sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng DN này tốt hơn DN còn lại.
Tỷ suất giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường (P/E):
Hệ số P/E là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường ( Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu ( EPS):
EPS
Tổng thu nhập ròng của cổ đông thường Số lượng cổ phiếu thường đang lưu thông
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Hệ số giá trên giá trị sổ sách ( P/B):
Chỉ số P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một số cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Đối với nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một DN đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó ( tức là P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp. Ngược lại, nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá
P/B =
Giá thị trường của cổ phiếu Giá trị sổ sách của cổ phiếu Giá thị trường mỗi cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
=
P/E =
P EPS
trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Tỷ lệ trả lãi cho mỗi cổ phiếu:
Chỉ số này thường được công bố tại Đại hội đồng cổ đông, nói lên lợi ích của cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm trong thu nhập. Nó cũng nói lên chính sách chi trả cổ tức của công ty. Chính sách này có thể ổn định hay thay đổi tùy thuộc vào quyết định của Đại hội đồng cổ đông, là một phần của chiến lược tài chính của công ty. Ngoài ra, chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phiếu và được tính theo công thức:
Trong đó: Tiền lãi phải trả cho mỗi cổ phiếu ( DPS) tính theo công thức:
Tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng = Tỷ lệ thu nhập giữ lại x ROE
Như vậy tốc độ tăng trưởng của một công ty được quyết định bởi hai yếu tố: Sự tích lũy trong nội bộ công ty được biểu hiện qua tỷ lệ thu nhập giữ lại và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE).
Các nhà đầu tư có chiến lược đầu tư lâu dài vào một công ty sẽ lựa chọn cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng cao.
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức CPƯĐ – Lợi nhuận giữ lại Số lượng cổ phiếu thường đang lưu thông
= DPS
Tỷ lệ trả lãi cho mỗi cổ phiếu =
Tiền lãi phải trả cho mỗi cổ phiếu Thu nhập mỗi cổ phiếu