Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức một năm một lần, có quyền thảo luận và thông qua BCTC, báo cáo của ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị, các kế hoạch phát triển của công ty. Có quyền ra quyết định bầu thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, đưa ra mức cổ tức thanh toán, sáp nhập hoặc chuyển đổi công ty. Ngoài ra còn có các quyền khác được quy định trong điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên.
Là bộ phận có đủ quyền hạn để thực hiện các quyền nhân danh công ty. Có quyền quản lý và chỉ đạo thực hiện sản xuất kinh doanh, công việc quản lý của công ty. Có trách nhiệm giám sát Giám đốc và người quản lý các bộ phận khác. Có quyền xác định mục tiêu hoạt động cũng như mục tiêu chiến lược đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng và duyệt phương án tổ chức nhân sự của công ty. Có quyền quyết định giá bán cổ phiếu hay tăng giảm vốn điều lệ. Đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm và các quyền khác được quy định cụ thể trong điều lệ công ty.
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, trong đó có ít nhất một thành viên có chuyên môn về tổ chức kế toán:
Là bộ phận thay mặt cổ đông để kiểm soát về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và điều hành công ty. Có quyền giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường. Có quyền kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản và báo cáo hàng năm trước khi trình lên Hội đồng quản trị.
Giám đốc:
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, Giám đốc phải thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, tiến hành các kế hoạch đầu tư kinh doanh đã được thông qua. Thay mặt công ty trong việc ký kết các hợp đồng, tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đã được thông qua. Vào quý IV hàng năm phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý công ty. Quyết định mua bán các tài sản hay đầu tư khác có giá trị nhỏ và các quyền khác theo quy định cụ thể trong điều lệ công ty.
Phòng tổ chức hành chính:
Là bộ phận tổ chức quản lý bộ phận nhân sự, công tác thi đua, tuyển dụng và đào tạo hay các vấn đề liên quan tranh chấp lao động. Tham mưu cho giám đốc trong việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động.
Phòng kỹ thuật – sản xuất: Gồm 7 thành viên.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, tổ chức các phân xưởng hoạt động, đảm bảo an toàn lao động, sửa chữa máy móc thiết bị. Nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, tham mưu cho Giám đốc về việc đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất.
Phòng kế toán – Kinh doanh: Gồm 10 thành viên.
Có nhiệm vụ thu thập, xử lý chứng từ kịp thời, chính xác, cập nhật thông tin liên quan đến BCTC, tham mưu cho lãnh đạo về tài chính, đưa ra các đề xuất cho Giám đốc liên quan đến tài chính. Thực hiện việc ký kết hợp đồng, các giao dịch với khách hàng, nghiên cứu và tiến hành các hoạt động mở rộng thị trường, tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác nhằm phối hợp trong hoạt động.