Phân tích khả năng thanh toán của công ty:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 32)

Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn vì vậy cần phải kiểm tra khả năng của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn vốn vay hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN thông qua những chỉ tiêu sau:

Hệ số thanh toán hiện hành:

Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng tổng quát tình hình tài chính của DN. DN hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn lớn hơn 1. Nếu hệ

Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản ( Mã số 270 – Phần tài sản) Nợ phải trả ( Mã số 300 – Phần nguồn vốn) Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu ( Mã số 400 – Phần nguồn vốn) Tổng nguồn vốn ( Mã số 440 – Phần nguồn vốn)

số này bằng hoặc nhỏ hơn 1, nghĩa là DN đã mất hết vốn chủ sở hữu và DN bị giải thể hoặc phá sản.

Hệ số thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán nhanh ( ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Đồng thời hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của DN trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định DN có khả năng chi trả công nợ, nhưng DN đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ đọng vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao. Nếu tỷ số này dưới 0,1 thì DN đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn, vì vậy DN phải có hướng để tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Hệ số thanh toán tức thời:

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt.

Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của DN là thấp.

Tiền và các khoản tương đương tiền =

Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh

toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng tài sản hiện có ( phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của DN là cao hay thấp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên nếu cao quá sẽ không tốt vì nó phản ánh DN đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của DN, hoặc có thể do hàng hóa tồn kho, ứ đọng quá lớn…,tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm doanh thu, do đó vốn sử dụng không có hiệu quả. Thông thường hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, dự trữ theo mùa vụ…Nếu nó lớn hơn 1 thì DN đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, DN đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản.

Hệ số thanh toán dài hạn:

Hệ số thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bằng nguồn vốn như khấu hao TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn của DN, các khoản phải thu dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay dài hạn…Nếu hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ DN đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn. Nếu hệ số này càng nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của DN thấp, DN buộc phải dùng các nguồn vốn khác nhau để trả nợ.

Hệ số thanh

toán dài hạn =

Giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành thành từ vốn vay và nợ dài hạn Nợ dài hạn ( Mã số 320 – Phần nguồn vốn) Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn ( Mã số 100 – Phần tài sản) Nợ ngắn hạn ( Mã số 310 – Phần nguồn vốn)

Khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng ( bên cho vay) và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của DN. Hệ số này càng cao hiệu quả sử dụng vốn vay càng tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì DN kinh doanh không hiệu quả và không có khả năng thanh toán lãi vay trong năm đó.

Nói một cách khác, hệ số này thể hiện khă năng DN tạo ra đủ thu nhập để trang trải lãi vay. Lãi vay là khoản chi phí DN buộc phải vượt qua nếu không nguy cơ phá sản sẽ là điều tất yếu xảy ra. Hệ số thanh toán lãi vay càng cao cho thấy khả năng trả lãi vay của DN càng tốt và cho thấy tình hình tài chính của DN lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 32)