Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 160)

Bảng 3.6 BẢNG DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2013 ( ĐVT : đồng)

Chỉ tiêu Số tiền

Doanh thu 79.030.807.326

GVHB 67.380.253.528

Lãi gộp 11.650.553.798

Chi phí kinh doanh (6% doanh thu) 4.741.848.440

EBIT 6.908.705.359

Chi phí lãi vay 5.071.985.028

EBT 1,836,720,330

Thuế thu nhập DN 459.180.083

EAT 1.377.540.248

Chi phí lãi

vay =

Lợi nhuận trước thuế Hệ số thanh toán lãi vay - 1

Chương IV: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty

4.1/ Những tồn tại và hạn chế về tình hình tài chính của công ty:

Như đã phân tích trong bài, tình hình tài chính của công ty vẫ còn gặp phải những tồn tại nhất định:

V các khoản phải thu: Tuy rằng trong 3 năm vừa qua các khoản phải thu luôn có sự biến động không ngừng, giá trị các khoản phải thu có xu hướng tăng lên trong thời gian tới, đồng thời cũng chiếm tỷ trong khá cao trong tổng tài sản. Trong đó đáng lưu ý là khoản mục phải thu khách hàng không những có giá trị tăng cao qua các năm mà còn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các khoản phải thu. Mặc dù công ty thực hiện chính sách nới lỏng chính sách bán hàng nhưng công ty cũng cần phải có những biện pháp cụ thể để kiểm soát các khoản phải thu cho phù hợp, tránh gặp phải tình trạng không thu hồi được nợ.

Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho liên tục tăng cao trong 3 năm qua cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng tài sản với tốc độ tăng nhanh đáng chú ý. Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao với giá trị lớn đã làm ảnh hưởng không ít tới tình hình kinh doanh của công ty. Lượng nguyên vật liệu dự trữ lớn làm ảnh hưởng tới chi phí đầu vào, góp phần làm tăng chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy công ty cần phải có biện pháp giảm lượng hàng tồn kho xuống.

Về chi phí: Ta có thể thấy rõ được công ty Cổ phần In và Thương Mại Khánh Hòa là công ty có chi phí hoạt động rất cao, trong đó giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi phí cao làm giảm lợi nhuận thu được của công ty. Do đó muốn cải thiện tình hình tài chính của công ty trước tiên phải làm giảm chi phí trong quá trình hoạt động.

4.2/ Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty: 4.2.1/ Hoàn thiện công tác thu hồi nợ:

Khoản phải thu của khách hàng nói lên số vốn mà công ty đang bị khách hàng chiếm dụng dưới hình thức mua chậm, trả góp…Khoản phải thu khách hàng nói lên được mối quan hệ của công ty với khách hàng trong giao dịch mua bán cũng như phương thức bán hàng của công ty, ngoài ra nó còn nói lên tình hình tài chính của công ty trong kỳ, nếu khoản phải thu quá lớn chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn càng nhiều, tình hình tài chính không được tốt, làm cho vốn bị ứ đọng trong lưu thông, vòng quay của vốn sản xuất giảm làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và ngược lại. Ngoài việc xem xét các khoản phải thu về mặt số lượng thì ta cũng cần phải quan tâm tới số vòng quay các khoản phải thu vì nó nói lên số ngày bình quân để công ty có thể thu hồi các khoản nợ. Thực tế cho thấy công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn làm cho vốn sản xuất bị thiếu hụt. Với tình trạng đó, công ty cần phải tăng nhanh vòng quay các khoản phải thu.

Đối với các khoản thu do cán bộ công nhân viên của công ty nợ:

Việc cán bộ công nhân viên của công ty nợ tiền vì mục đích cá nhân thể hiện tình trạng kỷ luật trong thanh toán nội bộ thiếu chặt chẽ. Vì vậy mà ban lãnh đạo cần quan tâm hơn tới công tác quản lý, mỗi người phải có trách nhiệm hoàn trả lạ cho công ty. Tùy thuộc vào số tiền vay mượn, nếu cán bộ công nhân viên nào không đủ khả năng hoàn trả một lần thì có thể trả dần theo tháng bằng cách trích một khoản tiền trong lương của họ. Nên tránh tình trạng hoãn trả, trả chậm, trả ít làm như thế vốn sẽ bị phân tán không đủ bổ sung một lần cho nguồn vốn lưu động.

Đối với khách hàng:

Việc phụ thuộc vào khách hàng sẽ là nguyên nhân của sự phụ thuộc trong thanh toán, khách hàng muốn trả chậm để có nguồn kinh doanh khác, còn công ty muốn thu hồi vốn nhanh để tăng vòng quay của vốn. Cho nên trước khi mua bán, ký kết hợp đồng cần phải có sự cam kết thống nhất về thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán, nó cho phép công ty xác định được khi nào có vốn tái đầu tư cho sản xuất từ đó sẽ có phương án kinh doanh thích hợp với số vốn hiện có và tính toán nhu cầu vốn cần huy động.

Đối với các khoản nợ quá hạn, khách hàng có khả năng nhưng cố tình trả chậm hoặc khất nợ thì công ty có thể giải quyết như sau:

- Gia hạn thời hạn trả nợ có cam kết các khoản nợ thông qua hình thức trả góp có tính lãi suất.

- Mua hàng hóa có khả năng thanh toán của khách hàng để trừ nợ dần.

Ngay tại công ty, bộ phận kế toán nên tổng hợp các khoản nợ phải đòi theo từng mức nợ của khách hàng thành một cuốn sổ chi tiết để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý.

Công ty nên cho khách hàng hưởng chiết khấu trên tổng số tiền phải trả. Chính sách chiết khấu này nên thực hiện với mọi khách hàng, như vậy việc thu hồi nợ sẽ mang tính đồng bộ hơn. Đối với khách hàng cố tình chiếm dụng vốn quá thời hạn thì công ty nên có biện pháp phạt hợp lý.

Khách hàng nào không thanh toán trong thời hạn chiết khấu thì ghi đúng bằng số tiền ghi trên hóa đơn.

4.2.2/ Giảm bớt lượng hàng tồn kho để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất:

Tình trạng vốn của công ty đang bị ứ đọng nhiều trong khi đó nhu cầu vốn của công ty còn rất lớn và còn thiếu hụt. Một trong những nguyên nhân làm cho vốn bị ứ đọng nhiều là lượng hàng tồn kho của công ty còn tồn đọng nhiều.

Nguyên nhân làm tồn đọng hàng tồn kho rất nhiều nhưng tại công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa chủ yếu là do công ty tích trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào lớn, bên cạnh đó là hàng hóa chưa tiêu thụ cũng chiếm tỷ lệ cao.

Đối với lượng nguyên vật liệu đầu vào mà công ty đang dự trữ cần phải có biện pháp xử lý hợp lý, lượng dự trữ cần phải vừa đủ, không nên tích trữ quá nhiều, như vậy sẽ tiêu phí một lượng vốn lưu động không hợp lý trong khi công ty có thể lợi dụng nguồn vốn này để đầu tư cho hoạt động sản xuất khác. Trong kỳ, công ty nên lập bảng dự tính lượng nguyên liệu cần dùng từ đó phân bổ lượng vốn hợp lý tránh tình trạng đầu tư mua dự trữ quá nhiều mà không đủ vốn cho các hoạt động khác của công ty.

Hàng hóa chưa tiêu thụ hết công ty nên tìm biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa. Từ đó đưa ra các chính sách sản xuất cũng như chính sách bán hàng: Giảm giá đối với khách hàng mua thường xuyên và mua với số lượng lớn. Sử dụng phương thúc bán hàng trả chậm cho các tiểu thương để mở rộng mạng lưới tiêu thụ.

4.2.3/ Tiết kiệm chi phí:

Chi phí là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó giảm chi phí là một biện pháp rất cần thiết đối với công ty. Công ty có thể áp dụng các biện pháp giảm chi phí sau: - Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: Công ty nên thường xuyên tìm hiểu thông tin về giá cả thị trường, có quan hệ mua bán với nhiều nhà cung

cấp để tránh tình trạng bị ép giá, giảm được chi phí mua nguyên vật liệu. Đồng thời tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu công ty cũng cần phải quản lý tốt việc sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất, cũng như bảo quản nguyên vật liệu.

- Quản lý tốt việc sử dụng điện, điện thoại, nước trong công ty.

- Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm. Có chế độ khen thưởng hợp lý cho những cá nhân, tập thể có những biên pháp làm gảm chi phí cho công ty, đồng thời cũng xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp gây lãng phí cho công ty.

KIẾN NGHỊ

Đối với Ban lãnh đạo công ty:

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán và đặc biệt là đội ngũ phân tích tình hình tài chính của công ty.

- Banh lãnh đạo nên yêu cầu phòng kế toán – kinh doanh cun cấp hồ sơ hoàn chỉnh về phân tích tình hình tài chính cùng những biện pháp đề ra.

- Công ty nên thành lập bộ phận kế toán quản trị vì kế toán quản trị sẽ cung cấp những thông tin cần thiết, hợp lý và linh động hơn cho công tác quản trị doanh nghiệp của các nhà quản lý, giúp Ban tổng giám đốc có thể đưa ra các quyết định một cách dễ dàng và đúng đắn hơn.

Đối với cơ quan chức năng:

- Bộ Tài chính cần đảm bảo tính khoa học, logic của hệ thống văn bản kế toán đã và sẽ ban hành để dễ dàng phát hiện những mâu thuẫn trong nội dung của các văn bản mà có sự điều chỉnh phù hợp với thực tế công tác hạch toán kế toán tại các DN.

- Bộ Tài chính cần luôn cập nhật sự biến động của môi trường kinh doanh, những đòi hỏi của nền kinh tế càng ngày càng phát triển mà có ảnh hưởng đến chế độ kế toán, chế độ Báo cáo tài chính hiện hành để sửa đổi, bổ sung cho kịp thời.

- Khi ban hành các quyết định, bộ tài chính cần đẩy nhanh việc ban hành các thông tư hướng dẫn kèm theo.

- Bộ tài chính có thể quy định chi tiết hơn về công tác phân tích tình hình tài chính đối với DN, để phâ tích BCTC trong từng đơn vị được thực hiện thống nhất hơn, đầy đủ hơn.

- Cơ quan thống kê cần công khai hóa số liệu trung bình ngành và những số liệu có thể công bố của các DN, để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh của nền kinh tế thị trường và cũng cung cấp cơ sở để các DN thực hiện so sánh với tình hìh bản thân DN mình.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, hệ thống quy định và hướng dẫn kế toán liên quan đến Báo cáo tài chính của Việt Nam không ngừng được thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới và cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Vai trò cung cấp thông tin trên BCTC không ngừng được nâng cao. Việc lập và phân tích BCTC phải tuân theo đúng chuẩn mực nhằm cung cấp thông tin trung thực hợp lý cho các đối tượng quan tâm. Hơn thế nữa, thông qua các kết quả phân tích tình hình tài chính, có thể đưa ra các dự báo về tình kinh tế, các quyết định về tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.

Công ty Cổ phần In và Thương mại Khánh Hòa nhận thức rõ vai trò của công tác phân tích tình hình tài chính nên đã không ngừng cải thiện công tác này để đáp ứng nhu cầu về cung cấp thông tin kế toán hữu ích, kịp thời của các đối tượng quan tâm đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mong là trong thời gian tới, công ty sẽ khắc phục một số hạn chế còn tồn tại để công tác phân tích tình hình tài chính của công ty được thực sự hoàn thiện, góp phần vào sự thành công và phát triển của công ty trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp ( TS. Nguyễn Minh Kiều). 2. Tài liệu: Hướng dẫn ôn thi KTV ( TS. Vũ Văn Ninh).

3. Bài giảng: Phân tích tài chính ( Thầy Thái Ninh). 4. Bài giảng: Tài chính Doanh nghiệp 1,2

5. Các trang Web: http://www.cophieu68.vn/ http://vndirect.com.vn/ http://thuvien.ntu.edu.vn/ http://thuvien.ntu.edu.vn/ ………..

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 160)