Khả năng thanh toán lãi vay:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 120)

Bảng 2.19 BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

(+)/(-) % (+)/(-) %

Lợi nhuận

trước thuế Đồng 3.708.402.357 4.025.000.000 5.004.325.125 316.597.643 8,54% 979.325.125 24,33% Chi phí lãi vay

phải trả Đồng 307.207.071 709.081.186 447.132.446 401.874.115 130,82% -261.948.740

- 36,94% Khả năng thanh

toán lãi vay Lần 13,07 6,68 12,19 -6,39 -48,92% 5,52 82,62%

( Nguồn: Phòng kế toán – Kinh doanh)

Khả năng thanh toán lãi vay trong 3 năm qua luôn có sự biến động không ngừng. Cụ thể:

Năm 2010 cứ 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 13,07 đồng LNTT. Nhưng đến năm 2011 thì hệ số này giảm xuống đến 48,92%, chỉ còn 6,68 lần, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí lãi vay cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận trước thuế. Đến năm 2012 khả năng thanh toán lãi vay đạt đến 12,19 lần nguyên nhân là do trong năm 2012 chi phí lãi vay phải trả giảm mạnh. Như vậy trong 3 năm vừa qua tuy rằng khả năng thanh toán lãi vay có sự biến động không đều nhưng luôn duy trì ở mức cao hơn 1. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty làm ăn có lãi, đủ để đảm bảo chi trả được các khoản lãi vay.

2.2.6/ Phân tích năng lực hoạt động của công ty: 2.2.6.1/ Phân tích tình hình công nợ:

Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn:

Bảng 2.20 BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

CÁC KHOẢN PHẢI THU NGẮN HẠN

Các khoản phải thu

ngắn hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

(+)/(-) % (+)/(-) %

1. Phải thu khách hàng 2.742.803.695 2.935.479.366 3.357.519.956 192.675.672 7,02% 422.040.590 14,38%

2. Trả trước cho người bán 560.533.208 510.533.208 7.500.000 -50.000.000 -8,92% -503.033.208 -98,53%

3. Các khoản phải thu khác 21.976.055 47.187.070 56.285.411 25.211.016 114,72% 9.098.341 19,28%

Tổng 3.325.312.957 3.493.199.644 3.421.305.367 167.886.687 5,05% -71.894.277 -2,06%

( Nguồn: Phòng kế toán – kinh doanh)

Các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm qua có sự biến động nhẹ: Năm 2010 đạt khoảng 3.325 triệu đồng, năm 2011 đạt khoảng 3.493 triệu đồng, tăng 5,05% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm xuống chỉ còn đạt khoảng 3.421 triệu đồng, giảm 2,06% so với năm trước. Cụ thể:

Phải thu khách hàng tăng cao qua các năm: Năm 2010 đạt khoảng 2.742 triệu đồng, năm 2011 tăng 7,02% đạt khoảng 2.935 triệu đồng. Năm 2012 con số này là khoảng 3.357 triệu đồng, tăng 14, 38% so với năm 2011. Như vậy các năm vừa qua công ty bi chiếm dụng vốn khá nhiều và có xu hướng tăng cao qua các năm. Nguyên nhân có thể là do công ty đã áp dụng biện pháp nới lỏng chính sách bán hàng nhằm thu hút nhiều đơn đặt hàng hơn nữa. Tuy nhiên công ty cũng cần phải có biện pháp kiểm soát nguồn vốn bị chiếm dụng này hơn nữa để tránh lâm vào tình trạng nợ phải thu khó đòi.

Các khoản trả trước cho người bán liên tục giảm trong 3 năm vừa qua: Năm 2010 đạt khoảng 560 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống chỉ còn khoảng 510 triệu đồng, tức là giảm 8,92%. Đến năm 2012 khoản mục này

giảm mạnh xuống đến 98,53% chỉ còn khoảng 7,5 triệu đồng. Các khoản trả trước cho người bán liên tục giảm không phải là dấu hiệu mừng, có thể là do công ty trong các năm qua không có nhu cầu mua thêm nguyên vật liệu mới, tức là không có thêm các hợp đồng bán hàng mới. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét lại.

Các khoản phải thu khác liên tục tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm dần: Năm 2010 đạt khoảng 21 triệu đồng đến năm 2011 tăng lên gần 47 triệu đồng tức là tăng đến 114,72%. Sang năm 2012 các khoản phải thu khác tuy có tăng nhưng tốc độ tăng chỉ còn 19,28% tương đương với khoảng 56 triệu đồng.

Phân tích các khoản nợ ngắn hạn:

Bảng 2.21 BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN NỢ NGẮN HẠN

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 (+)/(-) % (+)/(-) % I. Nợ ngắn hạn 5.285.353.26 3 8.304.737.1 22 10.392.827.4 79 3.019.383.8 59 57,13 % 2.088.090.3 58 25,14% 1. Vay và nợ ngắn hạn 2.030.411.12 7 3.063.742.7 50 4.372.742.75 0 1.033.331.6 23 50,89% 1.309.000.0 00 42,73% 2. Phải trả người bán 1.155.288.93 6 1.738.970.6 59 1.984.331.43 1 583.681.723 50,52% 245.360.772 14,11% 3. Người mua trả tiền trước 497.776.071 310.505.071 75.651.500 - 187.271.000 - 37,62% - 234.853.572 -75,64% 4. Thuế & các khoản

phải trả nhà nước 78.311.762 346.287.042 559.931.099 267.975.280

342,19

% 213.644.057 61,70% 5. Phải trả người lao

động 1.198.615.14 0 2.031.211.2 35 2.431.035.65 4 832.596.095 69,46% 399.824.419 19,68% 6. Chi phí phải trả 28.216.136 77.307.226 89.042.807 49.091.089 173,98 % 11.735.581 15,18% 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 244.573.914 553.960.710 692.859.430 309.386.796 126,50 % 138.898.719 25,07% 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 52.160.175 182.752.427 187.232.807 130.592.252 250,37 % 4.480.380 2,45%

Các khoản nợ ngắn hạn không ngừng tăng cao qua các năm: Năm 2010 nợ ngắn hạn đạt giá trị khoảng 5.285 triệu đồng; đến năm 2011 tăng lên 57,13% tức là đạt khoảng 8.304 triệu đồng. Sang năm 2012, nợ ngắn hạn vẫn tăng nhưng tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 25,14%, giá trị đạt khoảng 10.392 triệu đồng. Sự tăng lên của nợ ngắn hạn chịu sự tác động của các khoản mục sau:

Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất với tốc độ tăng mạnh qua các năm. Trong 3 năm vừa qua, công ty đã chú trọng vay ngắn hạn làm cho khoản nợ này luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010 vay và nợ ngắn hạn đạt giá trị khoảng 2.030 triệu đồng. Năm 2011 tăng lên đến 50,89% tức là đạt khoảng 3.063 triệu đồng. Với đà tăng như thế, năm 2012 đạt giá trị khoảng 4.372 triệu đồng, tương đương với tăng khoảng 42,73% so với năm 2011. Như vậy có thể thấy rằng vay và nợ dài hạn không ngừng tăng cao trong các năm qua. Nợ vay cao có thể giúp công ty trong việc sử dụng lá chắn thuế, tuy nhiên nợ vay cao quá cũng không tốt vì nó ảnh hưởng tới bộ mặt tình hình tài chính của công ty, đồng thời nếu không có biện pháp kiểm soát tốt các khoản nợ này sẽ có khả năng công ty không trả được nợ, là ảnh hưởng xấu tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phải trả người bán tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm dần. Năm 2010 đạt giá trị khoảng 1.155 triệu đồng, đến năm 2011 tăng mạnh tới 50,52% tức là có giá trị khoảng 1.738 triệu đồng. Năm 2012 phải trả người bán tuy có tăng nhưng tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 14,11%, tương đương với khoảng 1.984 triệu đồng. Như vậy các khoản chiếm dụng vốn của người bán có tăng qua các năm. Công ty có thể tận dụng khoản chiếm dụng vốn này để xoay vòng vốn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất của mình.

Do công ty áp dụng chính sách nới lỏng chính sách bán hàng làm cho khoản mục người mua trả tiền trước trong các năm qua giảm mạnh. Nếu

năm 2010, người mua trả tiền trước đạt giá trị khoảng 497 triệu đồng thì đến năm 2011 chỉ còn khoảng 310 triệu đồng, giảm 37,62% . Cùng với xu hướng giảm đó, năm 2012 khoản mục này chỉ còn đạt khoảng 75 triệu đồng, tức là đã giảm đến 75,64% so với năm 2011. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, việc giữ chân khách hàng và tìm kiếm các hợp đồng thương mại mới là điều khó. Do vậy công ty đã phải áp dụng nới lỏng chính sách bán hàng bằng cách nới lỏng thời hạn trả tiền nhằm thu hút khách hàng. Chính điều này đã làm cho khoản mục người mua trả tiền trước giảm mạnh. Công ty cần phải theo dõi sát sao khoản mục này để kịp thời điều chỉnh và có các biện pháp thu hồi nợ kịp thời, tránh gây tổn thất cho công ty.

Các năm vừa qua công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng cao, do vậy khoản mục thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước cũng tăng theo. Nếu năm 2010, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước chỉ đạt khoảng 78 triệu đồng thì đến năm 2011 tăng mạnh đến 342,19% tức là khoảng 346 triệu đồng. Năm 2012 đóng góp cho nhà nước khoảng 559 triệu đồng, tăng 61,70% so với năm 2011. Như vậy thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước không ngừng tăng cao tuy rằng tốc độ tăng có giảm nhưng nhìn chung công ty vẫn làm ăn tốt và có đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước.

Khoản mục phải trả người lao động tăng trong 3 năm vừa qua: năm 2010 nợ người lao động khoảng 1.198 triệu đồng, năm 2011 tiếp tục nợ đến 2.031 triệu đồng, tăng 69,46%. Sang đến năm 2012 nợ người lao động tuy có tăng nhưng tốc độ tăng giảm xuống còn 19,68%, đạt khoảng 2.431 triệu đồng. Công ty cần có những biện pháp cụ thể để thanh toán cho người lao động, tránh tình trạng nợ người lao động quá nhiều như vậy.

Chi phí phải trả cũng tăng cao qua các năm: Năm 2010 đạt giá trị khoảng 28 triệu đồng, năm 2011 đạt khoảng 77 triệu đồng, tăng 173,98%.

Đến năm 2012, chi phí phải trả tuy có tăng nhưng tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 15,18% đạt giá trị khoảng 89 triệu đồng. Có thể thấy khoản chi phí phải trả tăng cao trong 3 năm qua đồn nghĩa với chi phí cho hoạt động sản xuất cũng tăng cao.

Các khoản phải trả phải nộp khác cũng tăng trong 3 năm vừa qua. Năm 2010 đạt giá trị khoảng 244 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 126,50%, tức là khoảng 553 triệu đồng. Cùng với đà tăng đó, năm 2012 đạt giá trị khoảng 692 triệu đồng, tăng 25,07% so với năm 2011.

3 năm vừa qua công ty cũng đã trích 1 khoản cho quỹ khen thưởng phúc lợi: Năm 2010, quỹ đạt giá trị khoảng 52 triệu đồng, năm 2011, tăng đến 250,37% tức là đạt khoảng 187 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2012, tuy công ty có trích vào quỹ khen thưởng nhưng so với năm 2011 thì chỉ tăng 2,45%, nghĩa là so với năm 2011 thì giá trị không thay đổi nhiều.

Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả ngắn hạn: Bảng 2.22 BẢNG PHÂN TÍCH TỶ SỐ CÁC KHOẢN PHẢI THU TRÊN

CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

(+)/(-) % (+)/(-) %

1. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.325.312.957 3.493.199.644 3.421.305.367 167.886.687 5,05% -71.894.277 -2,06%

2. Các khoản nợ ngắn hạn 5.285.353.263 8.304.737.122 10.392.827.479 3.019.383.859 57.13% 2.088.090.358 25.14%

3. Tỷ số phải thu trên phải trả 0,63 0,42 0,33 _ _ _ _

( Nguồn: Phòng kế toán – kinh doanh)

Ta có thể thấy tỷ số các khoản phải thu trên phải trả liên tục giảm qua các năm, hơn nữa cả 3 năm đều nhỏ hơn 1. Như vậy tỷ số này của công ty là không tốt, đồng nghĩa với việc các khoản phải thu ngắn hạn không thể trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán. Năm 2010, tỷ số

phải thu trên phải trả đạt 0,63; Năm 2011 giảm xuống chỉ còn 0,42, năm 2012 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,33. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn rất cao trong khi các khoản phải thu ngắn hạn biến động liên tục và có xu hướng giảm trong các năm qua. Do vậy công ty cần chú trọng trong việc cải thiện lại hệ số phải thu trên phải trả này.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần In và thương mại Khánh Hòa (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)