1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt l à DN Nhà nước thì nguồn vốn chủ yếu là vay ngân hàng. Để mang lại hiệu quả thiết thực cho bản thân ngân h àng, nền kinh tế và cho chủ thể đi vay, người ta dùng hệ số tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ, nó phản ánh phần nào chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Ở nước ta hiện nay, để đánh giá vấn đề n ày Ngân hàng Nhà nước đã khống chế tỷ lệ nợ quá hạn là không quá 5%. Nếu vượt quá mức này chứng tỏ ngân hàng đang còn bế tắc trong công tác thu nợ, rủi ro tín dụng có thể xảy ra, nếu tỷ lệ n ày quá cao chứng tỏ trong công tác đánh giá về khách h àng của mình khi cho vay ngân hàng đã làm chưa tốt và ngược lại.
Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ X 100
1.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh số thu nợ :
Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh số thu nợ X 100
Ý nghĩa:Chỉ tiêu này phản ánh cứ thu được một trăm đồng doanh thu từ thu nợ thì ngân hàng thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ suất này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng làm ăn có hiệu quả. Ngược lại nếu tỷ suất này thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân h àng làm ăn không hiệu quả, khả năng thu hồi nợ thấp, nợ quá hạn nhiều.
1.4.3 Tỷ suât lợi nhuận trên tài sản có (ROA)
Là chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trên tổng tài sản gọi là hệ số ROA. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết chất lượng của công tác quản lý và sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này càng cao thì hiệu suất sinh lời của tài sản của ngân hàng càng có hiệu quả.
Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản có = Tổng tài sản bình quân X 100
Ý nghĩa: Với 100 đồng tài sản ngân hàng bỏ ra trong năm đã mang lại cho ngân hàng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Khi tỷ số này tăng đều qua các năm chứng tỏ ngân hàng sử dụng tài sản có hiệu quả, ngược lại nếu thấy tỷ số này có xu hướng giảm thì đây là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng tài sản kinh doanh của ngân hàng chưa có hiệu quả.
1.4.4 Vòng quay vốn:
Trong hoạt động tín dụng, thường để đánh giá hoạt động tín dụng trong công tác cho vay thì chủ yếu sử dụng vốn ngắn hạn và tổng số dư nợ trung và dài hạn.
Số vòng quay của vốn ngắn hạn được tính dựa trên doanh số thu nợ ngắn hạn và số dư nợ ngắn hạn. Hệ số này càng cao chứng tỏ công tác hoạt động tín dụng có hiệu quả, vì nếu hệ số quá thấp, điều này chứng tỏ trong hoạt động cho vay ngắn hạn của đơn vị chưa có hiệu quả, công tác thu nợ gặp khó khăn, nợ quá hạn nhiều .
Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn ngắn hạn =
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÁ PHÁT TRIỂN KHÁNH HÒA
2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát tri ển của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa:
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Trụ sở chính 45-47 Thống Nhất, Nha Trang, Khánh H òa. - Tên bằng tiếng Anh của Ngân hàng:
“BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM” - Tên giao dịch quốc tế: “VIETIDE BANK” (BIDV)
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa được thành lập năm 1976, tiền thân của Ngân hàng là phòng cấp phát vốn xây dựng cơ bản thuộc tỉnh Phú Khánh. Từ đó đến nay phù hợp với sự phát triển chung của Ngân h àng Đầu tư và phát triển, Chi nhánh được lần lượt mang những tên:
- Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Phú Khánh
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Khánh - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Phú Khánh - Chi nhánh Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa.
Những năm 76-94 chi nhánh NHĐT&PT Khánh H òa chỉ hoạt động trong lĩnh vực cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước để cấp cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật v à huy động vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh như một ngân hàng thương mại.
Đến năm 1995, do yêu cầu đòi dỏi khách quan của nền kinh tế cũng nh ư tốc độ phát triển xã hội Ngân hàng Đầu tư và phát triển bắt đầu chuyển đổi. Sau khi tách cục đầu tư, chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hoà đã chuyển sang kinh doanh như một Ngân hàng đa năng tổng hợp theo mô hình của một Ngân hàng thương mại. Do địa bàn tỉnh có đầy dủ 4 ngân hàng thương mại quốc doanh cho nên khi chuyển sang ngân hàng thương mại Ngân hàng đã gặp không ít khó khăn, quy mô nhỏ, lực lượng còn quá yếu, kinh nghiệm chưa có, bạn hàng chưa biết đến ngân hàng nhiều, cho nên Chi nhánh đã không có nhiều lợi thế cạnh tranh và không có khả năng mở rộng quy mô hoạt động, c ơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn nhỏ.
Theo số liệu thống kê của Chi nhánh thì tổng tài sản của Chi nhánh lúc đó chỉ có 54 tỷ đồng, tổng vốn huy động 8,4 tỷ đồng, tổng d ư nợ cho vay 34,7 tỷ đồng chỉ chiếm 5% thị phần trên địa bàn lúc bấy giờ. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các khách hàng thuộc lĩnh vực xây lắp. Số khách hàng lớn rất ít vì đã đặt quan hệ với các ngân hàng thương mại khác.
Nhưng từ giai đoạn 1995-2005 Chi nhánh ngân hàng ĐT &PTKH đ ã hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực đầu tư phát triển cho nhiều dự án, công trình trọng điểm, chương trình dự án lớn của tỉnh, chương trình phủ điện nông thôn, chương trình phát triển nhà ở, chương trình đánh bắt xa bờ, đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt trong 3 năm 1999-2002 chi nhánh đã triển khai cho vay nhiều dự án lớn và tiếp tục giải ngân như dự án mía đường Cam Ranh với công suất 6000 tấn mía/ngày, nhà máy Nhôm của công ty xây dựng 76 vay đầu t ư nhà máy với công suất 5000 tấn /ngày, với tổng vốn vay gần 100 tỷ đồng, dự án công vi ên nước Phù Đổng hơn 21 tỷ đồng, công ty thương mại đầu tư vay trên 5,1 tỷ USD, dự án du lịch Hòn Tre …Việc cho vay các dự án lớn có tính khả thi cao sẽ tạo điều kiện cho Ngân h àng tăng trưởng tín dụng ổn định, hạn chế đ ược rủi ro, tăng khả năng thu lãi đúng như tính toán và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân h àng đầu tư và phát triểnKhánh Hòa Khánh Hòa
2.2.1 Chức năng:
- Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân , tổ chức t ài chính dưới nhiều hình thức khác nhau: nhận tiền gửi có k ì hạn, không kì hạn, phát hành trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu……
- Cho vay vốn đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, các tổ chức t ài chính. Đặc biệt chức năng truyền thống của ngân h àng là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt.
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiện ích theo quy định. - Tham gia các hoạt động trên thị trường tiền tệ.
- Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của ngân h àng nhà nước.
2.2.2 Nhiệm vụ:
- Có trách nhiệm kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí.
- nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để nắm bắt, đáp ứng kịp thời các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật, của ngân h àng TW về quá trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng với khách hàng.
- Quản lý tốt cán bộ theo đúng các chính sách, chế độ của nhà nước, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời đại.
2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi Nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triểnKhánh Hòa Khánh Hòa
Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh có cơ cấu tổ chức khá giống nhau, Ngân hàng nào cũng có bộ phận chuyên môn đặc biệt như phòng tín dụng, phòng kế toán, phòng đầu tư phát triển … Mặt khác cơ cấu tổ chức của đơn vị lập ra là để phục vụ cho hoạt động và phát triển cho đơn vị cho nên hầu hết các Ngân hàng trên địa bàn đều có những mục tiêu hoạt động và phát triển giống nhau. Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu công việc và khả năng của doanh nghiệp mà một ngân hàng có thể có nhiều phòng ban hoặc có ít phòng ban và mỗi phòng ban lại chịu trách nhiệm trong lĩnh vực của mình.
Nhận thức được những khó khăn và thách thức ngay từ ngày đầu Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV trong Chi nhánh đã cùng nhau đề ra chiến lược kinh doanh thích hợp để hội nhập và phát triển. Trong chiến lược kinh doanh, Chi nhánh đặc biệt coi trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, bởi con ng ười là yếu tố quyết định, nhất là trong hoạt động ngân hàng cần phải có con người có trình độ, có năng lực phẩm chất và tâm huyết với nghề nghiệp. Hiện tại cơ cấu tổ chức và tình hình về CBCNV trong Chi nhánh như sau:
Sơ đồ:CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CHI NHÁNH BAN GIÁM ĐỐC Phòng thanh toán quốc tế Phòng giao dịch khách hàng Phòng kiểm soát nội bộ Phòng tổ chức - hành chính Phòng tín dụng 2 Phòng tín dụng 1 Phòng kế hoạch- nguồn vốn Phòng kế toán Bàn tiết kiệm số 1 Phòng giao dịch Xóm Mới Phòng giao dịch Bình Tân Phòng giao dịch Vĩnh Hải Phòng ngân quỹ
Cả 2 phòng tín dụng đều có chung nhiệm vụ là đáp ứng nhu cầu vốn vay và các hoạt động dịch vụ cho khách hàng, nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế của địa phương phát triển trên cơ sở đó mang lại lợi nhuận cho ngân h àng.
(6) Phòng Tài chính - kế toán (6 người): thực hiện công tác hạch toán kế toán, thực hiện mở tài khoản giao dịch và xử lý lưu trữ toàn bộ số liệu của ngân hàng, hỗ trợ cho việc điều hành của ban giám đốc và cung cấp thông tin cho các bộ phận khác.
(7) Phòng Kiểm tra nội bộ (3 người) : thực hiện công tác kiểm tra hồ s ơ tín dụng, kiểm tra chứng từ kế toán, kiểm tra công tá c an toàn kho quỹ.
(8) Dịch vụ khách hàng (27 người): thực hiện công tác thanh toán trong nước, quản lý máy ATM, thực hiện việc tiếp nhận vốn v à các nghiệp vụ khác của ngân hàng.
(9) Phòng thanh toán quốc tế ( 3 người ): thực hiện công tác thanh toán quốc tế.
(10) Phòng giao dịch Xóm Mới (6 người): thực hiện công tác huy động vốn và cấp tín dụng cho mọi đối tương khách hàng có nhu cầu vay vốn.
(11) Phòng giao dịch Bình Tân (6 người): thực hiện công tác huy động vốn và cấp tín dụng cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn.
(12) Phòng giao dịch Vĩnh Hải ( 6 người): thực hiện công tác huy động vốn và cấp tín dụng cho mọi đối tương khách hàng có nhu cầu vay vốn.
Hiện nay số lượng nhân viên của Chi nhánh ngày càng tăng lên đồng thời trình độ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh NHĐT &PTKH cũng tăng theo. Tổng CBCNV trong ngân hàng có 92 người, trong đó có CBCNV có trình độ đại học và trình độ cao học số lượng tương đối nhiều: 66 người, chiếm 82,5% tổng số nhân viên, trình độ trung cấp 4 người chiếm 5%; trình độ sơ cấp 6 người chiếm 7,5%; chưa đào tạo 4 người chiếm 5% chủ yếu là nhân viên phòng tổ chức hành chính (bảo vệ, lái xe, phục vụ…)
Đối với bộ phận nghiệp vụ thì hầu hết là nhân viên có trình độ đại học để đáp ứng yêu cầu chuyên môn công việc, đặc biệt là phòng nguồn vốn và phòng tín dụng tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học là tuyệt đối với các chuyên ngành được đào tạo chính quy: tài chính, tín dụng, kế toán…
Với tốc độ phát triển của nền kinh tế địa ph ương và tiến đến hội nhập quốc tế về ngân hàng. Hiện nay Chi nhánh đang xây dựng trụ sở mới với quy mô rộng lớn hơn, các sản phẩm dịch vụ sẽ được mở rộng, phong phú và đa dạng hơn, thành lập nhiều bộ phận riêng, chuyên sâu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
2.4.4 Quy trình tín dụng áp dụng tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triểnKhánh Hoà; Khánh Hoà;
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn. - Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ khoản vay - Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng: - Đánh giá chung về khách hàng
- Tình hình tài chính của khách hàng - Phương án SX-KD, khả năng vay trả - Bảo đảm tiền vay
- Xác định phương thức và nhu cầu vay - Xem xét khả năng nguồn vốn của Chi nhánh - Xem xét điều kiện thanh toán
Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng:
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay Bước 5: Thu nợ, lãi và các phí phát sinh.
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Chi Nhánh ngân h àngđầu tư và phát triển Khánh Hòa: đầu tư và phát triển Khánh Hòa:
Nhà quản trị ngân hàng không thể nào kiểm soát được những yếu tố bên ngoài. Ngân hàng chỉ có thể dự báo những thay đổi trong t ương lai và cố gắng cân đối cấu trúc tài sản và nợ tối ưu nhất nhằm thích ứng và khai thác được những tác động bên ngoài theo dự kiến.
Nếu dự báo các chính sách kinh tế của chính phủ sắp tới sẽ làm tăng lãi suất thị trường thì ngân hàng có thể điều chỉnh chính sách cho vay và đầu tư của mình để khai thác tiềm năng thu nhập lãi cao hơn. Điều này có thể liên quan đến việc đẩy mạnh tiếp thị đối với những khoản cho vay vỡi l ãi suất thả nôỉ, tránh máu nhiều quá các trái phiếu dài hạn và bán những trái phiếu hiện có trong danh mục đầu t ư. Bởi vì lãi súât tiền gửi cũng có thể được dự kiến tăng lên cho nên phải thận trọng huy động tìên gửi dài hạn có lãi suất cố định theo mức hiện hành và giảm bớt sự lệ thuộc của ngân hàng vào những nguồn quỹ quá nhạy cảm về l ãi suất.
Ở Việt Nam hệ thống pháp luật v à các chính sách đang trong quá tr ình hoàn thiện và chưa ổn định. Đây là yếu tố mà các ngân hàng phải tính đến khi hoạch định các chính sách kinh doanh. Thực tế trong thời gian vừa qua một số ngân hàng tập trung cho vay bất động sản, đặc biệt đất đai đã chịu các tổn thất khi chính sách về quản lí của nhà nước thay đổi.
2.5.1 Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hoà:2.5.1.1 Thuận lợi: 2.5.1.1 Thuận lợi:
- Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có vị trí địa lý thuận lợi: nằm gần đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển gắn với đầu nút giao thông quan trọng cả về đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Với vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng, miền và hình thành các khu trung chuy ển hàng hoá và dịch vụ cho các tỉnh lân cận trong nước và quốc tế.
- Khánh hoà có lợi thế về nguồn lợi tài nguyên biển: bờ biển có nhiều bãi