Kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 86)

chất đạo đức với nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân h àng, thành lập bộ phận chuyên thẩm định các dự án đầu tư cho vay và bộ phận xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Việc l àm này sẽ giúp cho quyết định cho vay vốn của ngân hàng là đúng đắn, hạn chế được rủi ro thất thoát vốn của chi nhánh.

- Đa dạng hoá dịch cụ tín dụng nhằm hạn chế v à phân tán rủi ro. Tiếp cận, phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng bán lẻ nhằm phân tán rủi ro.

- Xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tín dụng tăng tr ưởng hiệu quả, bền vững. Trong đó tạo cơ chế tự kiểm tra, đảm bảo hạn chế thấp nhất rủi ro do yếu tố con người như các vấn đề về đạo đức của các tổ chức tín dụng. Theo đó cần thực hiện quy trình tín dụng khoa học, áp dụng sổ tay tín dụng và gắn chặt cán bộ tín dụng với chất lượng mỗi khoản vay. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động này, đảm bảo cán bộ ngân hàng đủ tiêu chuẩn nghề nghiệp, phân tích đánh giá khách hàng, đánh giá d ự án tốt để có quyết định cho vay đúng.

3.1.2 Giải pháp 2: nâng cao chất lượng tín dụng

3.1.2.1 Kiểm tra và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trước khi chovay: vay:

- Trước khi cho vay Ngân hàng phải biết rõ mọi chi tiết liên quan đến khách hàng, thông qua đó tiến hành các biện pháp phân tích đánh giá khách h àng với các nội dung như: Tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh, khả năng t ài chính, tư cách đạo đức, uy tín, trình độ và tâm lý của khách hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng tiền vay có hiệu quả, khả năng thu hồi nợ đúng hạn. Mặt khác đối với hộ sản xuất, việc kiểm tra trước khi cho vay là việc làm hết sức quan trọng vì đối tượng này rất khó giám sát việc sử dụng tiền vay, rủi ro lớn, ảnh h ưởng đến hiệu quả đầu tư.

Trong sản xuất nông nghiệp thường là chu kỳ sản xuất dài, thường xuyên chịu tác động của thời tiết. Vì vậy việc kiểm tra trước khi cho vay đòi hỏi phải chính xác, đầy đủ nhằm giảm tổn thất xảy ra do khách h àng không trả được nợ, tuy nhiên để đánh giá khách hàng một cách chính xác, có khoa học v à thực tiễn cần dựa trên các tiêu thức sau:

- Đánh giá bản thân hộ sản xuất: Về khả năng, tr ình độ sản xuất và khả năng lao động, làm việc của hộ đó, khả năng chủ động v à tự chủ quyết định về tài chính của gia đình, khả năng tập hợp lao động và mở rộng quy mô sản xuất.

- Ảnh hưởng về môi trường thiên nhiên của hộ sản xuất: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về thiên nhiên và khả năng khắc phục, phòng chống thiên tai dịch bệnh đối với ngành nghề mà hộ sản xuất sẽ tiến hành xem xét yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra có ổn định không?

- Tìm hiểu năng lực sản xuất: Xem xét t ài sản của hộ sản xuất bao gồm những tài sản dùng cho sản xuất và sinh hoạt, đất đai, lao động phục vụ cho sản xuất, sử dụng lao động trong gia đ ình hay thuê mướn.

Đó là những việc làm cực kỳ quan trọng và khi cho vay Ngân hàng chỉ còn quyền sở hữu, còn quyền sử dụng và việc hoàn trả khoản tiền đó hoàn toàn phụ thuộc vào người vay. Về lâu dài Ngân hàng cần có chính sách phân loại khách h àng để thu thập thông tin nhằm xử lý các quan hệ trong quá tr ình vay mượn, duy trì sàn lọc các khách hàng thông qua việc xếp loại khách hàng hằng năm, có những ưu đãi cho khách hàng truyền thống để giúp nhau đối phó với những rủi ro bất ngờ giữa Ngân hàng và khách hàng.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp: để công tác tín dụng tốt nhất thì nhất thiết cán bộ tín dụng cần tôn trọng quy tr ình hưỡng dẫn thẩm định cho vay, quy trình này gồm 5 bước:

- Thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng.

- Thẩm định dự án: gồm thẩm định vốn l ưu động và thẩm định cho vay trung và dài hạn.

- Thẩm định về tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của doanh nghiệp. - Lập báo cáo kết quả thẩm định và quyết định cho vay đã được duyệt.

Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng cần nên biết rõ một số vấn đề sau:

- Nên biết rõ về khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn là ai, cơ quan nào ra quyết định thành lập, cấp giấy phép hành nghề, trụ sở, kết quả kinh doanh của khách hàng, vốn tự có, vốn đi vay…

- Đánh giá, nhận biết đúng bản chất của khách h àng hiện tại, quá khứ và tương lai. Trên cơ sở xác định khách hàng là tốt, xấu, trung bình để có sự phân biệt về chế tài tín dụng thích hợp. Sai lầm khi đánh giá khách h àng là không nắm bắt hết các thông tin chính xác về khách hàng, không mổ xẻ vào thực chất của họ để đánh giá đúng mặt mạnh, yếu, và dự báo rủi ro.

- Nên biết rõ hiệu quả kinh tế đích thực của dự án, ph ương án cho vay: Khi khách hàng xin vay vốn đầu tư một dự án, chi nhánh nên tổ chức thẩm định qua một đầu mối là hội động tín dụng để tìm ra đích thực của dự án, tránh tình trạng dự án không khả thi, với đầy đủ giấy tờ của cấp có thẩm quyền ký duyệt, hợp pháp chỉ nhằm lợi dụng kẻ hở, cơ chế chính sách lừa đảo để vay vốn Ngân h àng.

- Nên biết rõ khả năng vay, trả gốc, lãi của khách hàng: Cần hết sức chú ý quy định rõ trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và đơn vị vay vốn về thời hạn trả nợ, trả lãi. Trong đó nguồn trả lãi của khách hàng từ đâu, nguồn trả nợ của khách hàng còn những khoản thu nhập nào khác hay không, cần chú ý đến thời hạn vay vốn và chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách h àng.

- Nên biết rõ năng lực điều hành của khách hàng: Phẩm chất quản trị điều hành của chủ dự án quyết định sự thành công của việc trả nợ Ngân hàng. Nếu người quản lý không đủ năng lực quản trị dự án, vô trách nhiệm, gây hậu quả nghi êm trọng thì chắc chắn vốn vay Ngân hàng cũng mất khả năng thu hồi và Ngân hàng sẽ liên đới chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)