- Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp sau khi khoản tín dụng đ ã được giải ngân và quản lý trong suốt quá trình sử dụng vốn vay trên cả hai phương diện: Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra t ài sản dùng làm bảo đảm nợ vay nhằm làm cho khoản tín dụng có hiệu quả vì khi cần thiết Ngân hàng có quyền phát mãi để thu hồi vốn vay nếu người vay không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, đồng thời phát hiện xử lý kịp thời các hiện t ượng tiêu cực phát sinh nhằm bảo đảm an toàn vốn tín dụng.
- Đối với tài sản cầm cố, thế chấp và bảo lãnh, điều quan trọng là Ngân hàng phải quan tâm về vấn đề quyền pháp lý sở hữu v à xác định giá trị còn lại; đồng
thời dự kiến xu hướng biến động giá cả thị trường, khả năng phát mãi khi cần thiết để thu hồi được nợ gốc và lãi đã cho vay.
- Người cán bộ tín dụng cần xác định điều quan trọng nhất l à mức đảm bảo nợ vay, cần phải bù đắp được không chỉ nợ gốc mà cả phần lãi của vốn vay. Tuy nhiên việc phân tích để hạn chế rủi ro không phải l à việc có đủ tài sản nhằm bù đắp các khoản thua lỗ mà từ sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ của ng ười vay sao cho không để xảy ra các khoản thua lỗ đó.
Mặc dù biện pháp thế chấp hay cầm cố là biện pháp bảo đảm trong quá trình cho vay, nhưng hiện nay hình thức xử lý tài sản thế chấp và cầm cố rất khó khăn, thường bị kéo dài, tài sản cầm cố rất khó bán do tâm lý của ng ười dân, đồng thời chi phí phát mãi rất tốn kém. Do đó Ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Mua lại tài sản thế chấp: Ngân hàng có thể dùng tài sản của mình để mua lại tài sản phát mãi và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh bất động sản.
- Xiết nợ: Ngân hàng đang nắm giữ tài sản thế chấp để đảm bảo món nợ củ a người vay. Song trường hợp khi giá cả có biến động lớn theo xu h ướng không có lợ, Ngân hàng có thể bán tài sản xiết nợ để thu hồi vốn vay.
Ngân hàng đồng ý cho người thế chấp tài sản đứng ra bán và giao tiền tay ba giữa Ngân hàng, người mua và người thế chấp tài sản. Đây là biện pháp rất phổ biến gắn liền trách nhiệm giữa Ngân h àng và khách hàng, bảo đảm lợi ích giữa khách hàng và Ngân hàng, đỡ tốn kém chi phí phát mãi. Song việc Ngân hàng cho khách hàng đứng ra bán cần phải kiểm soát chặt chẽ về giá c ả, nhất là trong trường hợp giá bán không đủ thu hồi được gốc và lãi vay Ngân hàng.
Ngoài ra hiện tượng bất khả kháng do thiên tai lũ lụt hay hạn hán kéo dài cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến nuôi trồng thuỷ sản v à sản xuất nông nghiệp cũng như hoạt động tín dụng ngân hàng. Do đó cần phải áp dụng và mở rộng hình thức
bảo hiểm cho tất cả khách hàng vay vốn Ngân hàng nhằm tránh tình trạng không thu hồi được nợ do ảnh hưởng thời tiết gây ra.