Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, báo hiệu rủi ro giữa khách hàng và Ngân hàng. Nợ quá hạn có nhiều loại hình khác nhau: Nợ quá hạn từ 1 đến 3 tháng, 6 tháng…nợ quá hạn có khả năng thu hồi…Chúng ta có thể phân ra nhiều loại quá hạn khác nhau để có biện pháp xử lý thích hợp và có hiệu quả. Vấn đề tìm biện pháp giải quyết nợ quá hạn là một việc làm cực kỳ quan trọng, không rập khuôn máy móc, vận dụng các biện pháp áp dụng phù hợp cho từng trường hợp sao cho có hiệu quả. Muốn vậy:
- Trước hết cần phải điều tra phân tích t ìm nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn trong trường hợp cụ thể trên nhiều mặt:
+ Xem xét hồ sơ vay vốn, việc thực hiện qui trình cho vay từ khi thẩm định cho đến khi phát tiền vay và kiểm tra sử dụng vốn vay có sai sót, s ơ hở để khách hàng lợi dụng.
+ Xem xét hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nợ vay có vấn đề gì không? + Rà soát lại về tư cách pháp nhân, điều kiện vay vốn và quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của người vay.
+ Điều tra thực tế những vấn đề liên quan đến khách hàng có ảnh hưởng đến nợ quá hạn
Trên cơ sở đó rút ra được nguyên nhân chủ quan hoặc do khách hàng như: sai sót do cán bộ tín dụng làm sai quy trình nghiệp vụ, hay do khách hàng có sai lầm, rủi ro do kinh doanh hay cố t ình chay ỳ không trả nợ…
- Xác định tình trạng nợ quá hạn: khi tìm nguyên nhân và xác định nguyên nhân, đi đến xác định mức độ và tình trạng nợ quá hạn:
+ Nợ quá hạn phát sinh tạm thời thu đ ược trong thời gian ngắn.
+ Nợ quá hạn phải được xử lý trong các khâu sản xuất, l ưu thông thanh toán.
Đối với nợ này phải kết hợp nhiều biện pháp và cần phải có thời gian mới thu hồi được. Trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, tình trạng nợ quá hạn, ta xác định nguồn trả nợ cả vốn lẫn l ãi còn tồn đọng. Nguồn trả nợ thường là nhiều nguồn khác nhau, cần khai thác một cách triệt để, cuối c ùng là phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
- Đối với các khoản nợ khó đòi, quá hạn trong thời gian lâu, Ngân hàng cần dựa vào các yếu tố như:
+ Sự thật thà và thái độ trả nợ của người vay. + Khả năng thanh toán của người vay.
+ Các chi phí cho việc thu hồi, và thái độ của các chủ nợ khác. Trên cơ sở đó mà áp dụng các biện pháp hợp lý như:
+ Phát mãi tài sản thế chấp.
+ Quản ly các tài sản khác để phát mãi thu hồi nợ. + Quản lý sản phẩm, nợ phải thu của ng ười vay.
+ Trong trường hợp nợ quá hạn do người vay đã sử dụng vốn vay Ngân hàng vào đầu tư tài sản cố định, nết xét thấy có hiệu quả có thể điều chỉnh sang cho vay trung hạn.
+ Khởi kiện trước pháp luật.
- Đối với các thành phần khác vay có tài sản đảm bảo thì cần tạo áp lực để có thể tiến hành thu các khoản nợ tồn đọng. Tạo điều kiện v à thời gian cho khách hàng có thể thanh toán dứt điểm.
- Giảm triệt để các khoản vay liên quan đến các dự án phát triển mới. Tập trung vốn cho các lĩnh vực: Thương mại dịch vụ, thông tin liên lạc, thuỷ điện dễ mang lại hiệu quả, thu hồi vốn tốt hơn, nhu cầu vốn lớn…
- Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì cần phải tiến hành tốt công tác thu nợ, nâng cao chất lượng các khoản vay như:
+ Thường xuyên kiểm tra vốn có được sử dụng đúng mục đích như đã thoả thuận hay không.
+ Các dự án cần phải thực sự có tính khả thi hợp lý th ì mới xem xét cho vay.
+ Giá trị tài sản đảm bảo cần phải được đánh giá chính xác hơn.
+ Cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước thì cần phải có sự cam kết của một đơn vị bảo lãnh khác.
+ Các cán bộ tín dụng cần phải tích cực h ơn nữa trong công tác thu nợ không nên cho vay ồ ạt, thiếu kiểm soát.
+ Cần nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát khi tiến h ành cho vay.