Kiến nghị đối với nhà nước, ngân hàng Nhà Nước Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 105)

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh tín dụng có tính chất đặc thù so với các loại hình hàng hoá thông thường khác. Hoạt động ngân hàng hiện nay liên quan hầu hết các ngành kinh tế, là thước đo cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế. Vì thế, công tác đổi mới hoạt động ngân hàng là yêu cầu cấp thiết cho sự nghiệp hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, hoạt động kinh doanh diễn ra vô c ùng đa dạng và phức tạp nên các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng cũng phải đáp ứng nhu cầu của mọi

thành phần trong xã hội. Trong đó, việc tạo ra một môi tr ường pháp lý cho hoạt động kinh doanh tín dụng là cần thiết hiện nay.

- Ở phương diện quản lý vĩ mô, Nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật để điều hành các hoạt động kinh tế. Vì thế, Nhà nước cần có sự điều chỉnh tạo một môi trường kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn.

- Sau thời gian mở cửa và phát triển đất nước theo kinh tế thị trường thì nền kinh tế Việt Nam đã có những khởi sắc. Nhà nước đã tạo điều kiện cho mọi thành phần trong xã hội đều tham gia phát triển kinh tế. Đối với hoạt động kinh doanh tín dụng đã có nhiều chỉnh sửa cho phù hợp cụ thể là hai luật quy định cụ thể cho hoạt động của các tổ chức tín dụng ra đời “ Luật các tổ chức tín dụng” v à “ Luật Ngân hàng Việt Nam” ra đời đã tạo cơ hội cho hệ thống ngân hàng làm việc hiệu quả hơn. Tuy hai luật trên ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của tổ chức tín dụng nhưng vẫn còn thiếu sót và bất cập, tính chất phục vụ quy mô ch ưa đồng bộ, luật doanh nghiệp chưa hoàn chỉnh; luật đất đai chưa thật sự ổn định…Vì vậy nhà nước cần phải nghiên cứu bổ sung cho hiệu quả hơn.

- Các quy định về tài sản đảm bảo cần phải hoàn thiện hơn. Cần phải giảm một số quy định mà gây ra chồng chéo. Khi thực hiện giao dịch đảm bảo bằng t ài sản thế chấp nhưng chưa có cơ quan nào làm nhi ệm vụ đăng ký kê khai tài sản và có nhiệm vụ giám định tài sản thế chấp thay cho ngân hàng, mà các việc này chi nhánh đểu phải trực tiếp làm cho nên khi xảy ra sự cố thì ngân hàng phải đứng ra tự xử lý và gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu hồi đ ược vốn nhất là các tổng công ty thuộc khối DNNN

- Nhà nước cần thường xuyên cập nhật ban hành khung giá các loại tài sản công nghệ mới thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp. Bởi v ì hiện nay hầu hết các ngân hàng nói chung và Chi Nhánh ngân hàng đ ầu tư và phát triển Khánh Hoà nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác định giá t ài sản đảm bảo do thiếu điều kiện kỹ thuật gây mất nhiều thời gian cho cả hai b ên cho vay và đi vay.

- Luật đất đai năm 2003 ra đời tạo cơ sở cho các hoạt động thế chấp bất động sản diễn ra nhiều hơn. Đồng thời, tạo cơ sở cho ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với nhiều tầng lớp hơn. Nhưng với khung giá đất hiện tại vẫn còn nhiều bất cập như không sát với thực tế, so với khung giá nhà nước ban hành thì gía nhà đất trên thị trường đều gấp đôi thậm chí gấp ba lần. . Vì vậy cần phải thường xuyên cập nhật và thay đổi cho phù hợp tạo điều kiện cho khách hàng mở rộng sản xuất và ngân hàng nâng cao dư nợ tín dụng..

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấn có hệ thống các chuẩn mực để xếp loại chất lượng các ngân hàng thương mại cùng hoạt động trên thị trường. Từ đó, tạo cơ sở cho các ngân hàng thương mại nhà nước có cơ sở tiến hành quá trình cổ phần hoá. Từ đó, ngân hàng có thể tăng nguồn vốn điều lệ.

- Ngân hàng Nhà nước cần phải gia tăng khả năng phối hợp với các c ơ quan có liên quan trong việc hoàn thiện các quy định và biểu mẫu về: thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, phát mãi… thuận lợi cho xử lý tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Khánh Hòa (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)