Trước năm 2008, Tập đoàn và các công ty thành viên đều có phòng ban chịu trách nhiệm về CNTT.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức CNTT từ trước năm 2008
Tuy nhiên, do lực lượng mỏng nên nhiệm vụ các phòng ban chỉ đơn thuần là vận hành hệ thống mà không thực hiện phát triển được các hệ thống mới. Bên cạnh đó, với mô hình tổ chức như vậy không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về CNTT cũng như việc đầu tư có hiệu quả cho CNTT:
- Chưa có được một hạ tầng CNTT tốt và không đủ khả năng quản lý cũng như đầu tư ngay cho một hệ thống hạ tầng.
- Chưa có được sự kết nối, phối hợp, hợp tác tốt giữa IT và nghiệp vụ
- Sự phát triển có tính chắp vá, chưa tuân theo chuẩn và không có định hướng chiến lược
- Khó trong việc định hướng về đạo tạo trình độ, kỹ năng cho các cán bộ IT - Với mô hình tổ chức phân tán và chạy các ứng dụng phân tán gây ra khó khăn trong quá trình triển khai các ứng dụng , cũng như tổng hợp báo cáo.
- Không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu kinh doanh nhanh chóng trong thị trường cạnh tranh hiện nay .
Khối CNTT được thành lập vào năm 2008 trên cơ sở tập trung các phòng, trung tâm CNTT từ các công ty thành viên. Sau khi được thành lập, khối CNTT có nhiệm vụ hỗ trợ các công ty thành viên trong việc triển khai hệ thống CNTT phù hợp nhất và đảm bảo sự thống nhất theo định hướng chung của cả tập đoàn. Cơ cấu này (Hình 3.2 ) được tổ chức tương tự với thông lệ quốc tế tốt nhất nhằm giúp các hệ thống công ty con đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả về mặt chi phí, tạo ra các chức năng ưu việt nhất và lợi thế cạnh tranh tốt nhất.
Với mô hình tập trung hóa này các Tổng giám đốc của các công ty thành viên sẽ duy trì được quyền kiểm soát của họ đối với các ưu tiên và chi phí về CNTT. Đội ngũ CNTT sẽ tập trung vào củng cố các chất lượng dịch vụ với một mô hình (hình 3.3) chi phí hợp lý hơn.
Hình 3.3: Mô hình định hướng quản lý và vận hành CNTT
(Nguồn: ITIL- Văn phòng thương mại Vương quốc Anh-OGC)