- Cạnh tranh trong ngành du lịch trên phạm vi toàn cầu ngày càng gay gắt và khốc liệt. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng được cải thiện và phát triển một cách sáng tạo để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và mang tính tổng hợp của du khách. Trong khi đó, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn khá nghèo nàn, gây nhàm chán cho khách du lịch. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh, du lịch và lữ hành của Việt Nam đứng thứ 80 trên thế giới năm 2013, vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia [39].
- Hình thức phát triển du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh còn khá rời rạc. Ngoài ra, lợi thế là trung tâm trung chuyển quốc tế dần bị mất do các tuyến bay quốc tế đã kết nối đến các địa phương khác trong cả nước. Do đó, mặc dù quy mô du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh cao nhưng nếu không có biện pháp thay đổi về cách tổ chức, du lịch thành phố trong tương lai sẽ phải chịu thua thiệt trong ngành du lịch và phải chịu cạnh tranh từ các địa phương khác nhau trong cả nước.
- Tốc độ phát triển hạ tầng của Thành phố Hồ Chí Minh không theo kịp tốc độ phát triển của ngành du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ đã quá tải với hiện tưởng ùn tắc liên tục xảy ra; giao thông bằng đường hàng không cũng sắp đối diện với mức bão hòa trong tương lai. Công tác quản lý, đầu tư còn chưa chuyên nghiệp dẫn đến trường hợp chồng chéo, nhiều dự án chưa thiết thực.
- Tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu trong thời gian gần đây có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch quốc tế. Suy thoái kinh tế, bất ổn về an ninh, dịch bệnh,… đã tác động xấu đến tâm lý du khách, tạo ra ảnh hưởng bất lợi đối tâm lý khách du lịch quốc tế.