Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút 55% du khách quốc tế đến đây và thu hút 24% nguồn nhân lực du lịch trên cả nước với số lương lao động hoạt động trong ngành là 24.410 lao động. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đến năm 2015 ngành du lịch Thành phố cần có 126.000 người trong ngành du lịch[8]. Như vậy, tuy Thành phố Hồ Chí Minh thu hút một lượng lớn lao động du lịch làm việc ở đây nhưng nhu cầu lao động hoạt động trong ngành du lịch vẫn còn rất cao và lực lượng lao động vẫn còn thiếu để phục vục khánh quốc tế.
Bên cạnh số lượng lao động còn thiếu thốn, chất lượng lao động trong ngành du lịch cũng còn những thiếu sót. Cơ cấu lao động ngành với 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển sang 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hồng – Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh nói số sinh viên này khi ra trường chưa thể hoạt động có hiệu quả ngay mà cần một thời gian được rèn luyện qua thực tế. Một trong những nguyên nhân là do mức học phí hiện tại thấp, không đủ để cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo với một ngành cần thực tế nhiều, kỹ năng nhiều như du lịch. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng thiếu khiến Thành phố Hồ Chí Minh không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài.
Nói riêng về lao động phục vụ cho việc ăn uống, số lượng người làm trong lĩnh vực chế biến và cung cấp thức ăn, đồ uống cho con người chiếm một tỷ trọng
lớn trong lao động của xã hội. Trong lĩnh vực này, có hai nghề có vai trò quyết định trong ẩm thực Việt Nam, đó là đầu bếp và phục vụ bàn. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, lao động phục vụ nhà hàng, quán bar chiếm đa số với 93% tổng số lao động phục vụ trong ngành[8]. Số lượng đầu bếp cần cho nhu cầu chế biến, pha chế vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đầu bếp tay nghề cao. Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Niên, Trung tâm Dịch vụ việc làm trí thức… hàng tuần tuyển từ 10 - 20 đầu bếp/đơn vị, nhưng chỉ nhận được một - hai hồ sơ. Hồ sơ xin việc đầu bếp chưa bao giờ bị ứ đọng và khách hàng thường phải đặt hàng nhiều tháng từ bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, đến đầu bếp xuất khẩu nước ngoài.