Số lượng khách du lịch

Một phần của tài liệu Thu hút khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực (Trang 26 - 31)

Từ khi hoạt động du lịch quốc tế được nhìn nhận như trọng tâm của nền kinh tế Việt Nam, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng vai trò chủ chốt trong việt thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Số lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng không ngừng và ổn định qua các năm.

Qua bảng 2.1, ta có thể thấy lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh duy trì tăng trưởng và chiếm tỉ trọng lớn (>55%) trong tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng tỏ vai trò đầu tàu của mình trong việc phát huy triệt để thế mạnh của mình để đạt hiệu quả tối ưu cho ngành du lịch của thành phố. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2012, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh dần mất đi ưu thế cạnh tranh so với các điểm đến khác. Tuy lượng khách quốc tế đến đây vẫn chiếm đa số trong tổng lượng khách đến Việt Nam nhưng tỷ trọng đó ngày càng giảm. Nguyên nhân là do lợi thế là trung tâm trung chuyển khách quốc tế đang mất dần do nhiều tỉnh đã đầu tư cảng biển du lịch và đã có sân bay quốc tế với nhiều đường bay trực tiếp và các hình thức du lịch chưa được đa dạng. Nhìn chung, ở giai đoạn 2008-2012, vẫn có những biến động nhất định nhưng xu hướng chung của lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh là ngày càng tăng lên và liên tục đạt được mục tiêu đề ra của Ngành du lịch tỉnh nhà.

Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008- 2012

Đơn vị: Lượt người Năm Đến Thành phố Hồ Chí Minh Đến Việt Nam Tỷ trọng

(%) Tổng số Tốc độ phát triển (%) 2008 2.800.000 - 4.253.700 65,82 2009 2.600.000 -7 3.772.359 68,92 2010 3.100.000 19.23 5.085.139 60,96 2011 3.500.000 12.9 6.014.032 58,2 2012 3.780.000 8 6.847.678 55,2

(Nguồn: Số liệu về hoạt động du lịch TPHCM, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch TPHCM[8])

Năm 2008 là một năm không thành công lắm đối với du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thế giới nói chung. Nguyên nhân đến từ cuộc khủng hoảng nhà đất và khủng hoảng tài chính. Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu ảnh hưởng với mức độ tăng trưởng không cao. Tuy nhiên, vẫn chiếm 65,82% tổng số lượng khách du lịch đến Việt Nam. Điều đó chứng minh khả năng thích nghi và sức chịu đựng của thành phố ổn định hơn các địa phương còn lại.

Năm 2009 trôi qua với nhiều biến động bất lợi cho hoạt động du lịch. Dịch cúm A/H1N1 bùng phát lần thứ 2 kể từ năm 2003. Điều đó khiến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giảm 7%, chỉ đạt 87% so với chỉ tiêu ban đầu (2.600.000 lượt so với 3.000.000 lượt theo chỉ tiêu).

Năm 2010, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ khi cuộc khủng hoảng tài chính đi qua và nền kinh tế khởi sắc trở lại. Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 với chủ đề “Việt Nam – Điểm đến của bạn” do Tổng cục Du lịch Việt Nam triển khai thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Cùng với chương trình kích cầu quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2010 với các hoạt động thú vị, được tổ chức trong một không gian mở, ngay giữa trung tâm thành phố. Ngoài ra, chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị” được giới thiệu đến du khách. Nhờ vậy, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút thêm 500 nghìn lượt đạt 3.100.000 khách du lịch, tăng

trưởng 19,23% so với năm 2009, đạt 111% so với chỉ tiêu 2.800.000 lượt khách du lịch trong năm 2010.

Năm 2011-2012, tuy nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế và nợ công, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tăng đều đặn. Tổng khách du lịch đến đây duy trì mức tăng trưởng dương, năm 2012 thu hút 3.780.000 lượt, đạt 100,5% chỉ tiêu đề ra và chiếm 55,2% lượng khách đến Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình thế giới, tốc độ tăng trưởng du lịch ở đây chậm lại, từ 19,23% năm 2011 giảm xuống 12,9% và 8% năm 2011 và năm 2012. Cuộc khủng hoảng kinh tế và nợ công ở giai đoạn ảnh hưởng sâu rộng đến nền du lịch thế giới. Tuy nhiên, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì tăng trưởng chứng tỏ Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là điểm đến được du khách quốc tế ưa chuộng.

2.1.2.Mức chi tiêu bình quân một ngày và mức chi tiêu bình quân một ngày danh cho ăn uống của khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh

Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đánh giá sức hút và hiệu quả hoạt động của du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh. Mức chi tiêu bình quân một ngày càng cao chứng tỏ dịch vụ du lịch cung cấp có chất lượng, đủ sức để thu hút khách du lịch chi tiêu vào dịch vụ này. Ngoài ra, chi tiêu của du khách chính là doanh thu cho du lịch. Vì thế, chi tiêu khách du lịch tăng phản ảnh du lịch ở đây hoạt động hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2008-2012. Trong năm 2008, du khách bỏ ra 1.827.000 đồng trong một ngày thì đến năm 2012, du khách chi

2.457.000 đồng, tăng 34,5%. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010-2012, chi tiêu bình quân du lịch tăng mạnh. Nguyên nhân một phần là do sự phục hồi của kinh tế thế giới năm 2010 và Thành phố Hồ Chí Minh đã đa dạng các hoạt động du lịch nên du khách có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Mức chi tiêu bình quân tăng đều đặn đat 34,5% qua 5 năm chứng tỏ du lịch Thành phố vẫn tăng trưởng đều đặn. Tuy nhiên, cần phải kể đến các những biến động của việc tăng tỷ giá hối đoái và lạm phát khiến cho giá hàng hóa, dịch vụ tăng lên dẫn đến du khách phải chi tiêu nhiều hơn. Như

vậy, tuy mức chi tiêu khách du lịch tăng trưởng là 34,5% nhưng lạm phát tăng cao nên tăng trưởng thực tế trong chi tiêu khách du lịch vẫn chưa cao.

Biểu đồ 2.1. Chi tiêu bình quân một ngày và chi tiêu bình quân một ngày dành cho ăn uống của du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: đồng

Nguồn: Số liệu về hoạt động du lịch TPHCM, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch TPHCM [8]

Trong chi tiêu bình quân đầu người, chi tiêu dành cho ăn uống luôn chiếm tỷ trọng cao, chỉ sau chi phí thuê phòng. Du khách dành ra khoảng 20% cho ăn uống và tỷ lệ này ngày càng gia tăng. Năm 2012, chi phí ăn uống một ngày của du khách là 507.300 đồng, chiếm 20,6% tổng chi phí, tăng 13% so với năm 2011. Như vậy, chi tiêu dành cho ăn uống của du khách vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao và quan trọng trong chi phí du lịch của du khách.

2.1.3. Doanh thu

Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế bao gồm các khoản dịch vụ từ ăn uống, dịch vụ lưu trú, chi phí đi lại, chi phí tham quan mua sắm,.. của khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Biểu đồ sau phản ánh tình hình tăng trưởng doanh thu trong hoạt động du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012.

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: : Số liệu về hoạt động du lịch TPHCM, Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch TPHCM[8])

Qua biểu đồ ta thấy doanh thu từ du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng dần với tốc độ ngày càng nhanh qua các năm. Giai đoạn 2008- 2009, doanh thu du lịch tăng với tốc độ chậm. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và làm phát trong nước tăng đột biến làm tốc độ tăng trưởng và doanh thu du lịch quốc tế chậm lại. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng đã đưa ra các chiến lược tuyên truyền quảng bá hiệu quả. Hệ thống

SaigonTourist đưa ra sản phẩm, dịch vụ với các chương trình khuyến mãi từ 5% đến 73% trên giá công bố đối với các sản phẩm phòng ngủ, ăn uống, tour, vui chơi giải trí. Trong năm 2009, chương trình “Thương hiệu – Chất lượng – Hiệu quả – Hội nhập” được thực hiện với 4 nhóm giải pháp, 6 chương trình, 7 nhiệm vụ trọng tâm. Điều đó làm cho doanh thu du lịch vẫn tăng trong khi số lượng khách du lịch quốc tế giảm.

Giai đoạn 2010-2012 chứng kiến sự phục hồi trở lại của nền du lịch quốc tế, doanh thu do đó cũng tăng cao. Năm 2010, Thành phố thực hiện chương trình nâng cao và chuẩn hóa chất lượng dịch vụ du lịch “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” và cổ động cho chiến dịch kích cầu của Tổng Cục Du lịch năm 2010 “Việt Nam – Điểm đến của bạn” khiến cho doanh thu tăng lên đạt 41.000 tỷ đồng. Năm 2011, bên cạnh các chiến dịch tuyên truyền quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ,

tỷ giá hối đoái điều chỉnh lớn (tăng 9,3%) khiến doanh thu du lịch tăng nhanh trong 2 năm, lần lượt là 19,5% và 38,8% năm 2011 và 2012.

Như vậy, trong giai đoạn này, doanh thu du lịch tăng liên tục. Tuy có sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến cho tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế chậm lại nhưng doanh thu vẫn duy trì tốc độ tăng.

Một phần của tài liệu Thu hút khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w