Những hạn chế và nguyên nhân 1 Những hạn chế

Một phần của tài liệu Thu hút khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực (Trang 50 - 54)

2.3.2.1. Những hạn chế

Về hình ảnh ẩm thực của Thành phố Hồ Chí Minh

- An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, cơ quan chức năng đã có những nỗ lực nhằm cải thiện vấn đề này nhưng nó vẫn chưa được giải quyết hiệu quả.

- Sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, thiếu tính sáng tạo so với nhu cầu phát triển du lịch thực tế. Chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của thành phố Hồ Chí Minh để kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách.Nhu cầu ẩm thực của du khách quốc tế đối với ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh rất cao trong khi các dịch vụ ẩm thực vẫn còn nghèo nàn, đa số chỉ khai thác ở lĩnh vực cung cấp thức ăn, đồ uống.

- Việc huy hoạch các dịch vụ ẩm thực vẫn chưa tốt. Đa số các dịch vụ ẩm thực do các cá nhân doanh nghiệp, nhà hàng và chủ cửa hàng phát triển riêng lẻ, thiếu sự quản lý đồng bộ. Điều đó dẫn đến các dịch vụ ẩm thực phát triển khá tốt, đa dạng về sản phẩm nhưng vẫn còn khá rời rạc, chưa liên kết với nhau tạo khai thác điểm mạnh ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Về về tuyên truyền, quảng bá du lịch ẩm thực đến du khách quốc tế

- Thành phố vẫn chưa có thương hiệu du lịch ẩm thực riêng. Ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên, vẫn không tạo được một dấu ấn mạnh cho du khách quốc tế. Đó là một hạn chế rất lớn trong quá trình tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch ẩm thực đối với khách quốc tế.

- Tuyên truyền quảng bá cho ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn thiếu tính tập trung. Nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ quảng bá ở các kênh nước ngoài dồi dào nhưng hiệu quả đem lại chưa tương xứng. Ngoài ra, kênh quảng bá từ nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ từ trong nước trong khi đó là kênh quảng bá rất hiệu quả ở thị trường khách.

Về chất lượng dịch vụ

- Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực thiếu cả về chất lẫn lượng. Với lượng khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng trong khi tốc độ phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, quản lý lữ hành, khách sạn không theo kịp tốc đố đó. Chất lượng lao động trong lĩnh vực du lịch cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay, số lượng lao động chưa qua đào tạo chính quy chiếm một lượng rất lớn. Trình độ ngoại ngữ của lực lượng này còn hạn chế, đặc biệt ở các ngoại ngữ hiếm như Đức, Nhật, Hàn Quốc. Điều đó gây khó khăn cho du khách khi ở lại đây và du lịch Hồ Chí Minh chưa khai thác các thị trường tiềm năng.

- Môi trường du lịch vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là môi trường văn hóa – xã hội. Tình trạng chèo kéo, đeo bám khách du lịch chưa được giải quyết triệt để, ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, các thương hiệu có uy tín bị giả mạo tác động tiêu cực đến du khách khi đến đây.

- Ý thức của người dân Thành phố chưa cao. Tình trạng xả rác bừa bãi, không chấp hành nghiêm túc luật lệ giao thông,…làm hình ảnh du lịch Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng đáng kể.

Về cơ sở vật chất hạ tầng và kĩ thuật du lịch

- Về hạ tầng và cơ sở lưu trú, Thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm năng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư và cả khách du lịch quốc tế. Cơ sở hạ tầng không theo kịp với tốc độ phát triển của du lịch. Ngoài ra, cơ sở lưu trú ở Thành phố Hồ Chí Minh dành cho du khách quốc tế vẫn còn thiếu. Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú không theo kịp tốc độ tăng trưởng du lịch. Đó là hạn chế lớn trong cơ sở hạ tầng, lưu trú ở đây.

- Du lịch Thành phố chưa phát triển hệ thống hạ tầng thông tin hiệu quả. Nguồn thông tin về điểm đến mà du khách tiếp nhận chủ yếu qua các kênh du lịch nước ngoài, từ bạn bè, người thân trong khi các kênh thông tin địa phương không cung cấp đầy đủ và cập nhật nhanh chóng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước và cơ quan chức năng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực du lịch chưa đạt yêu cầu so vời quy mô ngành du lịch. Công tác quản lý nhà nước tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn lỏng lẻo, thiếu dứt khoát, tạo điều kiện nảy sinh tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, tệ nạn xã hội tồn đọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sự phối hợp của chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực du lịch và cộng đồng dân cư chưa được đồng bộ. Sư liên kết lỏng lẻo giữa ba bộ phận trên khiến hoạt động du lịch gặp nhiều trở ngại không đáng có, gây đình trệ cho việc phát triển du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ý thức của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp vẫn còn thấp, đa số mang tính tự phát. Những cá thể này chỉ vì mục đích tư lợi mà có nhiều hành vi chưa đúng mực, thậm chí vi phạm phát luật nhằm trục lợi từ du khách.

- Hoạt động xúc tiến phát triển cơ sở hạ tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh chưa mạnh mẽ, nhiều chương trình bị đình trệ và trì hoãn. Công tác huy hoạch đầu tư chưa theo kịp tốc độ phát triển du lịch của thành phố. Việc phát triển sản phẩm du lịch cho thành phố nói chung vẫn còn bị động, chưa có tính sáng tạo, chưa được coi trọng đúng mức.

Tiểu kết Chương 2

Căn cứ vào cơ sở lý luận đã được xây dựng trong Chương 1, Chương 2 chủ yếu tập trung vào việc phân tính, đánh giá tình hình hoạt động du lịch ẩm thực tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Chương 2 cũng thực hiện tìm hiểu những thành quả đạt được cũng như hạn chế, vướng mắc còn gặp phải trong giai đoạn này nhằm rút ra nguyê nhân chủ yếu hình thành nên những thành quả và hạn chế này. Đây chính là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động du lịch ẩm phát triển trở thành thương hiệu du lịch thực Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3 : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC GIAI ĐOẠN 2000-2012

Một phần của tài liệu Thu hút khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w