Giải pháp về quản lý chất lượng ẩm thực ở TPHCM:

Một phần của tài liệu Thu hút khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực (Trang 57 - 59)

Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện nay, như đã đề cập ở Chương 2, vệ sinh an

toàn thực phẩm chính là rào cản lớn nhất đối với du khách quốc tế khi tiếp cận ẩm thực ở đây. Giải quyết vấn đề này là nền tảng quan trọng nhất để đưa thương hiệu ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh đến bản đồ du lịch thế giới. Vì thế, tác giả bài viết

đề xuất các biện pháp nhằm quản lý tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tạo sự an tâm cho du khách quốc tế, tạo tiền đề cho ẩm thực phát triển.

Vai trò các bên tham gia: Sở VH, TT và DL cần phối hợp với Bộ Kế hoạch

và Đầu tư nhằm quản lý tình hình tổ chức ẩm thực trong hoạt động du lịch quốc tế. Sở VH, TT và DL cần tổ chức các khóa học nhằm hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ ẩm thực theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở, doanh nghiệp cung cấp ẩm thực cần phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình này.

Nội dung và các bước tiến hành: Có hai giai đoạn nhằm thực hiện các biện

pháp quản lý chất lượng ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

Giai đoạn 1 (năm 2013): Xử lý nhanh chóng các hạn chế lớn trong kinh doanh ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở VH, TT và DL và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần kết hợp khoanh vùng những điểm du khách quốc tế lưu trú để tăng cường quản lý các dịch vụ ẩm thực. Sở và Bộ cần có những biện pháp chế tài mạnh tay với các hình thức vi phạm vệ sinh an toàn thực. Cần có một bộ phận chuyên kiểm tra việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở cung cấp dịch vụ ẩm thực.

- Ở vấn đề ẩm thực đường phố, Sở VH, TT và DL thành phố cần mạnh tay xử lý các hình thức buôn bán không rõ nguồn gốc, thường xuyên có đội ngũ trực ở khu vực khách du lịch hay ghé đến để quản lý tình hình bán hàng rong.

Giai đoạn 2 (năm 2014-2017): Quản lý và nâng cao chất lượng ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh

- Sở VH, TT và DL thành phố cần đưa ra tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể và cung cấp các khóa học nâng cao kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho đội ngũ quản lý của ban quản lí chợ và các doanh nghiệp nhà hàng khách sạn, doanh nghiệp lữ hành. Ngoài ra, tất cả nhân viên phục vụ, nhân viên bếp tham gia dịch vụ ẩm thực cần qua khóa huấn luyện nghiệp vụ đảm bảo chất lượng phục vụ.

- Về thức ăn đường phố, Sở VH, TT và DL Thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tham gia hỗ trợ, phát triển các điểm bán thức ăn đường phố đạt chuẩn, công nhận và quảng bá rộng rải trên các kênh thông tin để du khách nhận dạng các

điểm bán thức ăn đường phố đạt chuẩn nhằm giữ vững văn hóa ẩm thực đường phố đặc trưng của người Thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Sở VH, TT và DL cần phối hợp với công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch quốc tế thực hiện những cuộc khảo sát về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phát hiện kịp thời trường hợp vi phạm. Ngoài ra, Sở VH, TT và DL cần xây dựng tổng đài du lịch quốc tế như một kênh thông tin để du khách quốc tế phản ánh những hạn chế trong việc tổ chức ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Lợi ích dự kiến đạt được: Sự kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý tổ chức

ẩm thực của Sở Kế hoạch và Đầu tư; định hướng và quản lý chung của Sở VH, TT và DL; sự phối hợp thực hiện của các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ẩm thực sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh cải thiện hình ảnh ẩm thực trong mắt du khách quốc tế. Chính từ việc quản lý ẩm thực chặt sẽ sẽ là tiền đề cơ bản để phát triển du lịch ẩm thực ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Thu hút khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hình thức du lịch ẩm thực (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w