Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương quốc tế, bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút được như sau:
Thứ nhất, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp Nhà nước, cơ quan chức năng từ
Trung ương đến địa phương là bắt buộc để xây dựng hình ảnh ẩm thực Việt Nam. Từ đó, đề ra các chính sách quốc gia, chiến lược mang tính dài hạn và kế hoạch cụ thể. Điều đó cần được sự chỉ đạo từ Chính phủ và Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền đại phương.
Thứ hai, cần lập ra chương trình xúc tiến, quảng bá ẩm thực Việt Nam cụ
thể. Cơ quan địa phương cần đưa ra chương trình cụ thể nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt Nam trên cách kênh du lịch thế giới và thực hiện các chương trình quảng bá cụ thể ở các thị trường tiềm năng.
Thứ ba, nhận định đúng đắn thế mạnh của ẩm thực Việt Nam và ẩm thực
Thành phố Hồ Chí Minh để phát huy thế mạnh đó. Đây là nguyên liệu quan trọng để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, vừa phù hợp với văn hóa địa phương, vừa đa dạng, độc đáo, đủ sức thu hút đối với du khách nước ngoài.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về thu hút khách du lịch quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực, bao gồm các khái niệm và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ẩm thực. Chương 1 cũng là chương cung cấp thông tin về vai trò, vị trí chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh trong định hướng chung của ngành du lịch Việt Nam, tính cấp thiết phải phát triển du lịch ẩm thực ở địa phương này. Bên cạnh đó là cách bài học phát triển du lịch ẩm thực của các nước trên thế giới. Đây là những tiền đề đầu tiên nhất làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng phát triển du lịch ẩm thực trong những năm qua tại Thành
phố Hồ Chí Minh, qua đó đưa ra giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế thông qua hình thức du lịch ẩm thực.
Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA HÌNH THỨC DU LỊCH ẨM THỰC GIAI ĐOẠN 2008-2012