Xây dựng cơ quan tài phán hành chính phải dựa trên cơ sở tổng kết thực tế giải quyết khiếu nại hành chính để đáp ứng yêu cầu đang

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 76)

tổng kết thực tế giải quyết khiếu nại hành chính để đáp ứng yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn và đổi mới công tác quản lý Nhà nước; phải phù hợp với truyền thống văn hoá, pháp lý của nước ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính phải đảm bảo hoạt động thực sự có hiệu quả; tiếp tục nghiên cứu để ban hành các văn bản pháp luật có liên quan khi xây dựng cơ quan tài phán hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của cơ quan này. Đây là một công việc phức tạp, bởi vì pháp luật về tài phán hành chính có nội dung liên quan trực tiếp đến việc thành lập cơ quan và các khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, dĩ nhiên là gắn bó mật thiết, chặt chẽ với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Mặt khác, việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính là một vấn đề mới tại Việt Nam, do đó các chuyên gia pháp luật của Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc tổng kết thực tiễn, Nghị quyết số 30/2004- QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước đã yêu cầu:

Chính phủ khẩn trương tiến hành tổng kết toàn diện việc thi hành Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sửa đổi cơ bản Luật khiếu nại, tố cáo, xây dựng cơ chế hữu

hiệu để giải quyết khiếu kiện hành chính phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và thông lệ quốc tế [22, tr.4].

Tinh thần chỉ đạo đó được quán triệt trong thực tế là xây dựng Toà án hành chính trên cơ sở tổng kết thực tiễn việc giải quyết khiếu nại của công dân đối với quyết định hành chính đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài vận dụng thích hợp vào hoàn cảnh kinh tế-xã hội, đặc điểm hệ thống chính trị, đặc điểm của nền hành chính và truyền thống pháp lý của Nhà nước ta và cần có bước đi thích hợp” [4, tr.3].

Việc tiếp thu và chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài vào điều kiện của Việt Nam luôn luôn được xem xét một cách kỹ lưỡng, lựa chọn và tìm ra bước đi, hình thức thích hợp cho việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính, bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc hành chính một cách thuận lợi, có hiệu quả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tạo lập trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu quan trọng được đặt ra cho quá trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 76)